Chủ Nhật, 13 tháng 3, 2016

Viêm đại tràng - nên và không nên ăn gì?

Viêm đại tràng là bệnh liên quan đến tiêu hóa nên chế độ ăn uống hàng ngày của bệnh nhân cần được đặc biệt chú ý. Một thực đơn hợp lý lành mạnh không những giúp người bệnh giảm bớt được những cơn đau mà còn hỗ trợ quá trình điều trị bệnh viêm đại tràng.

Thay đổi chế độ dinh dưỡng là một yếu tố quan trọng trong việc điều trị căn bệnh viêm đại tràng. Bệnh nhân cần tăng cường ăn chất xơ, đồng thời phải kiêng rất nhiều thứ như chất béo, chất kích thích và một số loại thuốc.

Sau đây là một số điều trong ăn uống mà bệnh nhân viêm đại tràng mãn cần lưu ý:

1. Những ngày không đau: Để giữ gìn sức khỏe, tạo sức đề kháng, tăng sức chịu đựng trong lúc bị cơn đau hành hạ, hãy tranh thủ ăn uống tẩm bổ những khi bệnh chưa dở "chứng”.

2. Khi bị táo bón: Giảm chất béo, tăng chất xơ (đặc biệt là dưới dạng hòa tan như pectin, inuline, oligofructose...). Ăn làm nhiều bữa nhỏ, chừng hơn 2 tiếng lại ăn một bữa.

3. Khi bị tiêu chảy: Tránh hẳn chất xơ dạng không tan như cellulose để thành ruột khỏi bị “cọ xát”. Không ăn rau sống, trái cây khô, trái cây đóng hộp, nếu ăn trái cây tươi thì phải gọt bỏ vỏ (kể cả nho). Có thể ăn trái cây xay nhừ như chuối, táo.


4. Tránh chất kích thích: Những thực phẩm có chất kích thích thần kinh như cà phê, chocolate, trà...đều phải kiêng.

5. Hạn chế các sản phẩm từ sữa: Trong sữa có loại đường lactose rất khó tiêu. Ngoài ra, chất đạm của sữa có thể gây dị ứng cho bệnh nhân. Hãy thay thế bằng sữa đậu nành.

6. Hạn chế mỡ: Tránh những thức ăn có hàm lượng dầu mỡ quá cao như các món rán, xào, sốt.

7. Tránh các thuốc kháng viêm, giảm đau không steroid: Những thuốc như Aspirin, Ibuprofen, Naprosyn, Voltaren, Feldene... có thể “ăn mòn” niêm mạc dạ dày, ruột, làm tăng nguy cơ xuất huyết.

8. Uống 1 viên đa sinh tố, muối khoáng mỗi ngày: Những viên này chứa ít nhất 400 mcg axit folic, khắc phục tình trạng thiếu axit này do dùng thuốc Sulfasalazine.

Lưu ý:

Bệnh viêm đại tràng mạn có thể nặng thêm nếu bệnh nhân có những vấn đề về tâm lý như trầm cảm, lo âu...

Vì vậy, người bệnh cần thực hiện các phương pháp chống stress như tập thể dục, tập dưỡng sinh (thở bằng bụng, vận dụng cơ hoành, ngồi thiền, tập yoga).

Thứ Bảy, 13 tháng 2, 2016

Các món ăn, bài thuốc từ cải cúc

Theo Y học cổ truyền, rau cải cúc có vị ngọt, hơi đắng, the, thơm, tính hơi mát, lành không độc, có tính năng tiêu thực, lợi trường vị, thanh đàm hỏa, yên tâm khí. Cải cúc có công hiệu chữa trị ho lâu ngày, làm tán phong nhiệt, chữa đau mắt, thường được sử dụng cho các chứng như: ăn kém tiêu, viêm họng, viêm phế quản, sỏi thận

Dùng lá tươi, hoặc đã phơi khô trong mát (âm can) không phơi nắng (làm mất tinh dầu thơm). Xin giới thiệu một số phương thuốc có thể chọn lựa áp dụng khi cần thiết.

- Chữa ho ở trẻ em: Rau cải cúc 6g (thái nhỏ), cho vào một chút mật ong đem hấp cơm, gạn lấy nước cho trẻ uống nhiều lần trong ngày.

- Chữa chứng ho dai dẳng ở người lớn do lạnh: Rau cải cúc 100 - 150g, phổi lợn 200g thái thành miếng, dùng nấu thành canh ăn cả cái lẫn nước cùng bữa cơm, ăn trong 3 - 4 ngày là 1 liệu trình.

- Chữa tỳ vị hàn: Dạ dày ruột trong tình trạng lạnh, đi ngoài lỏng hoặc tiêu chảy, thì dùng 200g cải cúc nấu canh ăn để giúp làm ôn ấm tỳ vị. Ăn liên tục 3 - 5 ngày.


- Chữa ho đờm, nhức đầu, chóng mặt buồn nôn do tiêu hóa kém, suy nhược, hay lạnh...: Lấy 1/2kg cải cúc, một đầu cá mè to, một ít gừng tươi, một ít rượu, và gia vị. Đầu cá mè rửa sạch, rán cho vàng thơm, cho gừng vào đảo đều rồi tưới rượu lên và lượng nước vừa đủ hầm chín. Cho cải cúc vào nấu đến sôi, nêm nếm gia vị vừa đủ.

- Bổ tỳ, trị hoa mắt, lợi tiểu: Lấy 200g cải cúc, một con cá diếc độ 1/2 kg, một ít rượu, dầu ăn, và các gia vị vừa đủ. Cá diếc làm sạch, bỏ vảy, đem rán vàng, rồi cho rượu vào đảo qua, cho gừng, nước vào tiếp, nấu với lửa nhỏ cho cá chín thì cho cải cúc vào và nấu đến sôi lại, nêm nếm gia vị. 10 ngày là một liệu trình.

- Canh cải cúc cá diếc: Thích hợp sử dụng cho người cao tuổi hoặc trẻ em ăn không tiêu, tiểu tiện ít, mệt mỏi. Nhờ tác dụng của món là bổ tỳ khai vị, trừ đàm thấp, hòa trung, kiện vị, lợi tiểu, làm khỏi ho đờm, gan nóng, hoa mắt, chóng mặt: Lấy cá dếc 500g, cải cúc 150g, rượu, dầu vừng, tiêu, muối vừa đủ. Rán vàng hai mặt cá cho ít rượu vào đảo sơ, cho gừng, sau cho chút nước đun sôi hạ lửa nhỏ đun tiếp cho nhừ cá, rồi cho rau cải cúc vào đun to lửa cho sôi nhào là được. Có điều kiện nên ăn một thời gian 10 - 15 ngày là một liệu trình, sỏi thận.

Thứ Tư, 10 tháng 2, 2016

Nhìn mặt đoán bệnh

Những dấu hiệu trên gương mặt có thể tiết lộ nhiều điều về tình trạng sức khỏe của bạn, từ những vấn đề về hệ tiêu hóa đến tình trạng thiếu hụt chất sắt.
1. Miệng và cằm
Nếp nhăn quanh miệng
Những nếp nhăn quanh miệng thường khiến chị em lo lắng có thể là hệ quả của việc hút thuốc lá. Bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng Jennifer Young cho biết, tình trạng này có thể được cải thiện bằng việc sử dụng son dưỡng môi. Và tất nhiên phải bỏ thuốc lá.
Lở loét quanh miệng
“Lở loét quanh miệng có thể là dấu hiệu chỉ điểm tình trạng thiếu hụt vitamin B. Hãy thêm vào thực đơn của bạn nhiều loại ngũ cốc cùng rau xanh và thịt, chúng chứa rất nhiều vitamin B. Ngoài ra, bạn có thể uống thuốc bổ sung vitamin B”, chuyên gia da liễu Nataliya Robinson nói.
Khô môi
Khô môi có thể do cơ thể mất nước, thiếu hụt vitamin B hoặc thiếu sắt. Lúc này, bạn nên đến bác sĩ kiểm tra và uống nhiều nước để tăng độ ẩm cho da.
Da cằm bị khô hoặc viêm
Những dấu hiệu này cho thấy bạn đang có vấn đề về hệ thống tiêu hóa và ruột, thậm chí bị táo bón. Hãy nhẹ nhàng xoa bóp cằm theo vòng tròn, hoặc làm động tác véo nhẹ vùng da ở cằm rồi thả ra có thể giúp bạn cải thiện tình hình.
Nếp nhăn nằm ngang trên trán
Khi vệt nhăn nằm ngang trên trán xuất hiện, có thể bạn đạng đang gặp vấn đề tiêu hóa. Uống nước chanh ấm vào buổi sáng hàng ngày có thể giúp giảm những nếp nhăn này.
Nếp nhăn sâu giữa 2 mắt
Một hoặc nhiều nếp nhăn sâu giữa hai mắt cho thấy bạn đang có vấn đề về gan. Nguyên nhân có thể do thể chất, môi trường, tình cảm, dị ứng với thực phẩm, các hóa chất hoặc cảm giác đau buồn. Tình trạng này dẫn đến sự quá tải ở tuyến thượng thận, dẫn đến kiệt sức. Hãy làm giảm nếp nhăn này bằng cách xoa bóp nhẹ nhàng vùng da đó theo vòng tròn.
Nổi mụn trên trán
Dấu hiệu này chỉ điểm các triệu chứng bên trong cơ thể, chẳng hạn vấn đề về gan, dạ dày. Để cải thiện, hãy uống nhiều nước giúp khử độc tố. Bạn cũng nên ăn những thức ăn tốt cho gan như các loại rau xanh. Hạn chế những thực phẩm qua chế biến hoặc thức uống chứa caffeine.
2. Tai và đường viền ở hàm dưới
Ngứa tai
Ngứa tai thường là dấu hiệu của dị ứng. Nếu là bệnh vảy nến và eczema cho thấy sự thiếu hụt vitamin D (còn gọi là vitamin từ mặt trời). Hãy dành ra 10 phút phơi cánh tay và mặt dưới nắng nhẹ buổi sáng hoặc chiều để đảm bảo cơ thể hấp thụ ánh nắng mặt trời, đặc biệt là vitamin D.
Mụn trứng cá trên đường viền hàm dưới
Mụn nổi ở đường viền hàm dưới là hệ quả của việc ăn quá nhiều thực phẩm từ sữa, đường, thực phẩm tinh chế (như bánh mì kẹp thịt, khoai tây chiên, khoai tây chiên giòn, thức uống có gas). Do đó hãy tăng cường ăn thực phẩm tươi, thay thế đồ uống có gas bằng nước lọc để khử độc tố.
Đặc biệt đối với phụ nữ, estrogen là một "người bạn thân" của da. Khi lượng estrogen giảm ở phụ nữ lớn tuổi, da giảm bớt độ bóng và bạn có thể bị mụn trứng cá sâu trong lớp hạ bì. Mụn thường mọc ở đường viền hàm dưới và chân tóc. Hãy ăn nhiều mơ, nấm đông cô, khoai tây, xoài vì chúng chứa nhiều vitamin A, giúp thúc đẩy sản xuất estrogen và duy trì chu kỳ sống của tế bào da.
3. Mắt
Quầng thâm dưới mắt
Những quầng thâm xuất hiện dưới mắt cho dù bạn ngủ đủ giấc? Đây có thể là kết quả của sự bất dung nạp thức ăn. Những người bị tình trạng này nên loại bỏ sữa và lúa mì trong chế độ ăn uống thì những quầng thâm sẽ mờ dần đi. Ngoài ra, thủ phạm khác có thể là rượu, thậm chí chỉ với lượng nhỏ cũng có thể gây nên tình trạng này. Khi đó, bạn nên cố gắng hạn chế uống rượu.
Quầng thâm trên mắt
Đây có thể là dấu hiệu thiếu hụt ironin máu. Hãy cắt giảm thức uống kích thích, bao gồm thức uống có gas, cafe và trà.
Đốm trắng trên mắt
Một đám đốm trắng ở gần mắt có thể cho thấy tình trạng tắc nghẽn hệ bạch huyết kinh niên. Khi ấy, bạn nên tránh dùng những sản phẩm từ sữa, đường, đặc biệt là sữa bò.
4. Da
Vết đốm trên má
Vết đốm trên má có thể xuất hiện khi bạn không làm sạch da đúng cách khiến lỗ chân lông bị tắc nghẽn. Ngoài ra, cũng có thể do chị em sử dụng nước tẩy rửa không loại bỏ hết lớp trang điểm. Lời khuyên cho bạn là nên sử dụng loại nước tẩy trang hoặc sữa rửa mặt chiết xuất từ dầu tự nhiên. Thỉnh thoảng không trang điểm để da hít thở.
Mụn nhỏ dưới da
Bạn có thể đang sử dụng sản phẩm làm đẹp da với tác dụng quá mạnh. Do đó hãy đảm bảo rằng bạn lựa chọn đúng loại. Nên sử dụng sản phẩm có tác dụng nhẹ hơn.
Những mảng da sậm màu
Da sậm màu chia thành từng mảng có thể là do thuốc lá hoặc bệnh tật. Bạn nên đi khám bác sĩ để biết rõ về sức khỏe của mình. Đây cũng có thể là vấn đề của tuổi tác, hoặc là cơ chế thải độc của cơ thể. Để cải thiện tình trạng này, bạn nên ăn nhiều thực phẩm tươi, uống nhiều nước và bôi một lượng nhỏ dầu của cây thầu dầu lên những vết sậm màu ấy.
Da nhờn
Da nhờn có thể do chế độ ăn uống không lành mạnh. Do đó hãy chú ý đến chế độ ăn của bạn. Khi bạn có tuổi, da bạn sẽ sản xuất ít bã nhờn hơn. Bên cạnh đó, hãy lựa chọn đúng sản phẩm làm sạch để kiểm soát và sử dụng mặt nạ thường xuyên.
Da sưng
Dấu hiệu này có thể cho thấy làn da đang cố gắng tự vệ trước những sản phẩm làm đẹp vì chúng tác dụng quá mạnh. Hãy thay đổi sản phẩm làm đẹp bạn đang dùng, đồng thời uống nhiều nước để hỗ trợ hệ bạch huyết.
5. Những vùng khác
Viêm họng và viêm loét trong miệng
Nếu bạn thường xuyên bị tình trạng này, có thể bạn bị nhiễm trùng nướu. Loét miệng cũng là dấu hiệu cho thấy hệ thống miễn dịch của bạn đang suy yếu. Vì vậy bạn nên nghỉ ngơi và ăn uống nhiều hơn. Nếu tình trạng này kéo dài hơn 4 ngày, nên đi gặp bác sĩ.
Hơi thở có mùi
Tình trạng này có thể là do bệnh gan và rối loạn tiêu hóa. Trước khi kiểm tra sức khỏe bên trong, bạn hãy làm vệ sinh răng miệng, nướu và tránh ăn tỏi (nhai rau mùi tây có thể làm giảm mùi tỏi).
Khô miệng
Khô miệng thường là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang bị mất nước. Nếu miệng luôn bị khô, trong khi bạn không hút thuốc, không dùng thuốc, thì có thể là dấu hiệu của tiểu đường.
Vàng răng
Có thể do uống quá nhiều trà và cafe hoặc hút thuốc. Nếu bạn đang thuốc kháng sinh, hãy hỏi bác sĩ xem loại thuốc mình đang dùng có gây vàng răng không để được tư vấn đổi loại thuốc khác.
Tóc dễ gãy
Tóc dễ gãy có thể bạn đang thiếu protein. Một chế độ ăn giàu sắt và các axit béo thiết yếu sẽ làm tóc bạn chắc khỏe hơn. Tóc yếu và ngày càng mỏng có thể cho thấy bạn có vấn đề với tuyến giáp, hãy đến gặp bác sĩ gấp để đươc tư vấn giải pháp cải thiện.

Thứ Ba, 9 tháng 2, 2016

Mổ thận có gây vô sinh

Yếu sinh lý và vô sinh???

Trước hết là nỗi lo về đường sinh sản. Đa số các bệnh nhân khi bị tuyên bố là có sạn và phải mổ đều có thắc mắc là "Mổ xong em có bị yếu cái vụ kia đi không? ", hoặc là bạn bè tuyên bố một câu “xanh rờn”: "Cắt thận là không có con được nữa đâu". Có những người phụ nữ có sỏi nhưng nhất quyết không chịu mổ vì lẽ chưa, hoặc mới lấy chồng, nhà chồng thấy đi mổ sạn sợ không thể sinh nở được, chờ có một đứa con trai rồi hãy đi mổ cũng chưa muộn!

Tất cả những suy nghĩ nói trên đều không có cơ sở khoa học. Tuy cơ quan bài tiết và cơ quan sinh dục có những liên quan với nhau về phôi thai và giải phẫu học, đường tiểu và đường phóng tinh của nam giới cùng một chỗ và với nữ giới thì cũng gần đâu đó, nhưng trong hoạt động thì không có liên hệ với nhau.

Bị sỏi hay là sau khi mổ lấy sỏi, chức năng sinh sản của cả hai giới đều không bị ảnh hưởng. Có chăng là ảnh hưởng của cuộc mổ làm bệnh nhân bị mệt đi một giai đoạn thì hoạt động tình dục cũng có phần thuyên giảm đi trong bối cảnh chung của cùng thời gian đó, mà điều này thì xuất hiện trong tất cả các cuộc giải phẫu, không riêng gì mổ sỏi.

Nếu xét về khía cạnh ảnh hưởng lên các chức năng sinh lý thì có rất nhiều những phương pháp điều trị khác làm suy giảm chúng hơn là một cuộc mổ sỏi như xạ trị, dùng thuốc điều trị kéo dài.

Đau kéo dài

Bệnh nhân thường có những cơn đau nơi vết mổ kéo dài. Điều này cũng hết sức tự nhiên. Đường mổ lấy sỏi thận thường kéo từ sau lưng cổ gần đầu xương sườn cụt thứ 12 và kéo dài xuống dưới, ra trước. Tuy đã chọn một con đường ngắn nhất và hợp chức năng nhất, người pphẫu thuật viên thường khó tránh được việc đụng chạm hay loại bỏ một trong rất nhiều những dây thần kinh liên sườn. Như vậy, sau này khi vết mổ đã lành lặn, bệnh nhân vẫn có cảm giác đau nơi vết mổ là vùng dây thần kinh này chi phối .

Đặt biệt hơn, có những bệnh nhân không đau tại chỗ mổ mà lại có những cảm giác kỳ lạ nơi vùng bụng dưới cùng với bên mổ. Cảm giác này có thể là ê ẩm, râm ran như kim chích, hoặc là tê hẳn vùng đó kèm theo sự quá nhạy cảm tại một vùng bụng trên đó. Điều này được gây ra do đầu mút dây thần kinh đã cắt đi bị kích thích. Khoa học cũng đã nhận thấy các sự việc tương tự ở những nạn nhân bị cắt cụt tay hoặc chân, có những lúc những người này có cảm giác nóng hoặc đau nơi đầu ngón tay hoặc chân vốn đã mất từ lâu. Bệnh nhân sau mổ sỏi thận thường có cảm giác lo âu về những cảm giác đau này, và vì sợ là còn có “cái gì” trong đó nữa nên thường không dám đi đứng hoặc ngồi thẳng người, hay nghiêng nghiêng về phía bị đau, lâu dần thành ra bị vẹo cột sống.

Tật này còn rõ hơn khi mà có người phát hiện ra họ bị nghiêng người, họ lại uốn phần trên cơ thể theo hướng ngược lại thành ra cột sống hình chữ S. Trong những trường hợp đó, phương cách lý trị đơn giản và hiệu quả chỉ là tập xà đơn. Bệnh nhân đu mình lên xà và làm một số cử động trong khoảng 15 phút mỗi ngày, sức nặng của cơ thể sẽ làm cột sống thẳng lại. Tuy nhiên, không nên để đến giai đoạn đó mà cần phải cho bệnh nhân tập sớm trong những ngày đầu hậu phẫu.


Tại các trung tâm ngoại quốc, bệnh nhân được khuyến khích ngồi dậy từ ngày thứ hai, đứng xuống đất và bước đi từ ngày thứ ba để tránh các biến chứng nói trên và tránh cả biến chứng viêm phổi vốn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cuả các phòng hồi sức.

Sau khi cắt chỉ khâu da, bệnh nhân cũng không nên sợ bị bung vết mổ mà cần phải tập hoạt động để sớm trở về cuộc sống bình thường của mình. 

Tái phát?

Có những người bệnh sợ mổ là vì nghĩ rằng là mổ xong thì sỏi cũng tái phát. Điều này là hợp lý. Theo các tài liệu ngoại quốc thì sau khi mổ lấy sỏi, nếu không theo những chế độ kiêng cữ và thuốc men thì tỷ lệ tái phát sỏi sau năm năm có thể lên đến 30%. Đối với tán sỏi thì tỷ lệ cũng có giảm đi chút đỉnh. Nhưng nếu được điều trị và theo các hướng dẫn tiết thực thì tỷ lệ giảm đi rất nhiều. Sau mổ, cần theo đúng các biện pháp phòng ngừa và khám định kỳ bằng siêu âm mỗi 6 tháng, như vậy mới có thể kịp thời phát hiện các hòn sỏi nhỏ mới xuất hiện nếu có tái phát, lúc đó thì sỏi nhỏ có thể dễ dàng điều trị bằng thuốc, nội soi, tán sỏi mà không phải mổ đi mổ lại nữa.

Mất thận?

Một số bệnh nhân khác lại sợ bác sĩ lúc mổ cắt mất đi của mình một bên thận thì khổ! Bất cứ nội tạng nào trong người cũng đều hết sức quý giá, khi phải cắt đi là điều bất đắc dĩ. Thận cũng nằm trong trường hợp đó. Có những quả thận để bị sỏi quá lâu, đến khi mổ thì đã ứ mủ hoặc hoá mủ rồi, không thể nào giữ được. Vả lại, dù có giữ lại được thì cũng không có ích lợi gì cả vì nó đã ngừng hoạt động. Có những quả thận đã “chết” từ lâu do quá trình viêm nhiễm nhiều lần mà chỉ dùng thuốc kháng sinh. Có những thận thì lại “teo” đi gây ra chứng cao huyết áp thứ phát do thận. Những trường hợp nói trên đều nên cắt bỏ thận để cứu mạng sống cho người bệnh vì để lại thì chỉ có hại chứ không có lợi. Thực ra, khi cắt bỏ thận đi, bệnh nhân không mất gì cả vì từ lâu nó không còn hiện diện trong cơ thể về khía cạnh chức năng nữa. Vậy muốn tránh khỏi cắt thận thì phải điều trị sớm (điều trị cho hết sỏi chứ không phải hết đau).

Sau khi cắt thận, người bệnh cần chú ý đến các biện pháp đề phòng tái phát chặt chẽ hơn các bệnh nhân khác vì có một thận thì càng phải cần được phát hiện sớm hơn để được áp dụng phương pháp điều trị nhẹ nhất có thể được. Người có một thận không chịu ảnh hưởng nặng nề gì về mặt sinh học vì người ta hoàn toàn có thể sống bình thường với một quả thận. Hiện nay, có khoảng 10% dân số sống với một thận mà nhiều khi không biết vì thận kia đã bị cắt do tai nạn hay bệnh lý, hoặc là chỉ có một thận hoạt động từ lúc mới sinh ra đời.

Thứ Hai, 8 tháng 2, 2016

Cảnh báo 10 biểu hiện của bệnh thận hư

Cảnh báo 10 biểu hiện của bệnh thận hư

Không chỉ đàn ông mà phụ nữ mắc chứng thận hư ngày càng tăng, đặc biệt là giới công chức văn phòng. Cảm giác rùng mình, tứ chi ớn lạnh thông thường kèm theo các triệu chứng như lưng, đầu gối nhức mỏi, tinh thần mệt mỏi, chán chường, thở yếu, ít lời, nhạt miệng… là những biểu hiện cho thấy bạn có thể bị thận hư.




Đau lưng - vấn đề cốt yếu là ở thận, có thể làm nội thương và lao lực mệt mỏi sinh bệnh.


Thận nội thương thông thường là chỉ người có thể chất yếu bẩm sinh, có bệnh lâu ngày, cơ thể yếu hoặc mệt mỏi quá độ gây ra.


Người bị nhẹ thì khó khom lưng hoặc đứng thẳng, người nặng thì có triệu chứng bàn chân, gót chân đau nhức....


Lao lực sinh bệnh là chỉ thể lực gánh vác quá nặng hoặc trong thời gian dài làm việc ở một tư thế cố định (dùng máy tính, lái xe…), ngồi lâu sẽ làm tổn thương thận khí, dẫn đến thận tinh không đủ.


Chóng mặt tai ù: Rất nhiều người đã trải qua cảm giác chóng mặt, cái cảm giác hoa mắt, trời xoay đất chuyển, buồn nôn… kèm theo đó là tình trạng ù tai.


Nếu lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ có thể làm cho tai bị điếc. Nguyên nhân gây ra chóng mặt ù tai đa phần là có liên quan đến thận.


Trong đông y nói “Thận chứa tinh sinh tủy, tủy tích tụ lại cho não”, vì vậy thận hư có thể dẫn đến tủy không đủ, não mất dinh dưỡng, xuất hiện hoa mắt, chóng mặt, tai ù.


Táo bón: Người táo bón thường có các biểu hiện như hậu môn nứt và dễ bị trĩ, ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt.


Mặc dù táo bón là do chức năng truyền dẫn của đường ruột thất thường nhưng cội nguồn sâu xa là do thận hư gây nên, bởi vì sự truyền dẫn đại tiện bắt buộc thông qua sự kích hoạt và bồi bổ của thận khí mới có thể phát huy được tác dụng thông thường của nó.


Tiểu nhiều về đêm: Đi tiểu từ 2 lần hoặc số lượng nước tiểu quá 1/4 so với cả ngày; nặng hơn là mỗi tiếng lại đi tiểu 1 lần, lượng nước tiểu gần hoặc vượt quá lượng nước tiểu ban ngày… gọi là “tiểu nhiều về đêm”.


Nguyên nhân đa phần là do thận khí hư yếu gây ra.


Xuất hiện bọng mắt: Sáng ngủ dậy bạn phát hiện ra mắt cảm giác rất khô, bạn nghĩ có lẽ do làm việc quá căng thẳng thế nhưng khi soi gương bạn phát hiện ra bọng mắt rất to.


Hãy cẩn thận đây là tín hiệu cảnh báo thận hư, chứng tỏ chức năng của thận suy kém không thể bài tiết hết nước tiểu và độc tố ra ngoài cơ thể.


Các triệu chứng của tiền mãn kinh đến sớm: Những dấu hiệu của hội chứng tiền mãn kinh như có các cơn bốc hỏa lên mặt, hay hồi hộp đánh trống ngực, ra nhiều mồ hôi, tâm trạng không ổn định… tìm đến bạn khi mới trước tuổi 40 thì bạn nên chú ý.


Bởi Đông y cho rằng đó là biểu hiện của lão hóa, lao động vất vả trong thời gian dài dẫn đến thận hư và được biểu hiện ra ngoài bằng việc lão hóa sớm.


Chế độ ăn của bạn không tăng lên, cuộc sống vẫn giữ như trước đây thế nhưng trọng lượng cơ thể không ngừng tăng lên.


Hàng ngày bạn tập thể dục hàng tiếng đồng hồ nhưng hiệu quả không rõ rệt.


Có rất ít người cho rằng béo phì có liên quan đến thận, thế nhưng thực tế việc bạn tăng cân nhanh như vậy nguyên nhân chủ yếu lại do thận hư gây ra.


Tóc bạn trước đây luôn bóng mượt nhưng gần đây trở nên khô cứng, không còn bóng mượt như trước nữa.


Bạn đã dùng đủ các loại sản phẩm chăm sóc tóc tốt nhất, hàng tuần bạn đều đi hấp tóc thế nhưng tình hình vẫn không được cải thiện.


Nếu xảy ra tình trạng này bạn nên xem xét có phải do chức năng thận suy kém gây ra hay không?


Chóng mặt hoa mắt, mất ngủ, ác mộng nhiều Rất nhiều bệnh mãn tính như viêm gan mãn tính, bệnh mạch vành, hen suyễn, viêm phế quản, cao huyết áp… thường thường đi kèm với triệu chứng thận hư.


Lãnh cảm trong tình dụcBạn vẫn còn rất trẻ thế nhưng những ham muốn tình dục dường như giảm sút rất nhiều thậm chí không còn muốn “yêu”.


Đây là dấu hiệu quan trọng chứng tỏ thận hư.


Bạn luôn có cảm giác lạnh, chân tay luôn ở trạng thái lạnh buốt, ngồi trong phòng làm việc có điều hòa bạn thường xuyên hắt hơi, sổ mũi, bạn luôn mặc nhiều quần áo hơn mọi người xung quanh hay bạn dính lạnh thường bị đau bụng đi ngoài.


Đông y cho rằng đó là những biểu hiện của thận dương hư.


Thận có chức năng “nạp” khí: Do thận hư không thể “tích” khí sẽ dẫn đến hơi thở khò khè, cảm thấy khó thở.


Trong trường hợp nguy hiểm, cùng với triệu chứng hen suyễn còn có thể xuất hiện triệu chứng ra mồ hôi lạnh.



Khái Quát Về Bệnh Suy Thận Cấp

Thận là 2 cơ quan hình hạt đậu có kích thước nhỏ (bằng khoảng 1 nắm tay) nằm ở 2 bên cột sống ngay phía dưới xương sườn thấp nhất. Thận có chức năng lọc những sản phẩm và chất độc có trong máu và bảo đảm sự cân bằng dịch và các chất điện giải của cơ thể.

Cơ chế làm việc của thận và bệnh suy thận

- Thận thải những chất trên kết hợp với nước để tạo thành nước tiểu.

- Chúng cũng có chức năng loại bỏ phần nước dư thừa của cơ thể trong lúc tái hấp thu trở lại những chất vẫn còn có ích đối với cơ thể và cho những chất cặn có thể đi qua một cách tự do để đến bàng quang dưới dạng nước tiểu.

- Chúng giúp con người có thể ăn nhiều loại thức ăn, thuốc, vitamin, những thực phẩm chức năng và uống nhiều nước mà không sợ các chất độc được thải ra từ chúng có thể tích tụ lại trong cơ thể đến một nồng độ có thể gây hại.

- Thận điều hòa số lượng nhiều chất trong máu và lượng nước trong cơ thể.


Máu phải đi qua thận để có thể được lọc.

- Đầu tiên, máu đi qua tiểu cầu thận, một phức hợp bao gồm những mạch máu nhỏ ôm lấy nhau. Những chất hiện diện trong máu được lọc một cách có chọn lọc qua màng ngoài của các mạch máu nhỏ này và được thải ra ngoài cùng với nước dưới dạng nước tiểu hoặc được tái hấp thu lại vào một cấu trúc hình ống để được lọc tiếp.

- Các ống này tiếp tục lọc máu cho đến khi tất cả các chất cần thiết được tái hấp thu ngược lại trở về máu và tất cả những chất cặn được bài tiết ra ngoài.

- Khi nước tiểu rời khỏi thận, nó tiếp tục di chuyển theo một ống dài và hẹp được gọi là niệu quản để đến bàng quang và ra niệu đạo trong khi đi tiểu.

- Thận còn giúp điều hòa huyết áp và tiết ra những hormon tham gia sản xuất hồng cầu.

Suy thận có nghĩa là khi thận mất một phần hoặc hoàn toàn khả năng lọc nước và những chất cặn ra khỏi máu. Các chất độc lúc bình thường được loại bỏ khỏi cơ thể nhưng khi suy thận lại bị tích tụ lại có khả năng gây nguy hiểm cho cơ thể.

Suy thận cấp xảy ra ở khoảng 5% số người nhập viện vì bất kỳ lý do gì. Đối với những người phải vào phòng săn sóc đặc biệt thì tỷ lệ này còn cao hơn.

Suy thận mạn tính là khi bệnh hủy diệt cơ thể một cách từ từ. Sự phá hủy xảy ra trong nhiều năm, thường không có triệu chứng cho đến khi suy thận giai đoạn cuối. Tiến trình này xảy ra chậm đến mức không có triệu chứng cho đến khi chức năng thận còn lại thấp hơn 1/10 so với bình thường.