Thứ Bảy, 20 tháng 2, 2016

15 THÓI QUEN CÓ THỂ GÂY TỔN THƯƠNG THẬN


Đôi khi một số thói quen phổ biến có thể gây tổn thương cho thận. Khi vấn đề được phát hiện thì có thể đã là quá trễ.

Thận thực hiện nhiều chức năng như sản xuất hormone, lọc máu, hấp thu khoáng chất, sản xuất nước tiểu và duy trì cân bằng axit-alkaline lành mạnh. Do vậy, con người không thể sống mà thiếu thận. Nếu bạn muốn thận phát triển và phục vụ sức khỏe tốt thì cần loại bỏ những thói quen gây hại dưới đây:

1. Uống soda có đường

Hay uống nước ngọt là một trong những thói quen chính gây hại cho thận. Một nghiên cứu chỉ ra rằng những người uống trên 2 cốc soda mỗi ngày có nguy cơ bị bệnh thận cao hơn. Protein sẽ lọt vào nước tiểu của bạn trong trường hợp thận bị tổn thương. Protein trong nước tiểu (protein niệu) là một dấu hiệu sớm của tổn thương thận. Khi được phát hiện ở giai đoạn sớm, bệnh có thể vẫn cứu chữa được.

2. Thiếu vitamin B6

Đây cũng là một trong những lý do gây tổn thương thận. Chế độ ăn lành mạnh là quan trọng để có chức năng thận tốt. Theo một nghiên cứu, thiếu vitamin B6 làm tăng nguy cơ bị sỏi thận. Để chức năng thận được hoạt động tối ưu, bạn nên dùng ít nhất 1,3miligram vitamin B6 mỗi ngày. Những nguồn thực phẩm giàu loại vitamin này nhất gồm cá, đậu xanh, gan bò, khoai tây và các loại rau giàu tinh bột.

3. Ít vận động

Tập luyện là cách tốt để bảo vệ thận. Một nghiên cứu chỉ ra rằng những người chăm chỉ tập luyện giảm 31% nguy cơ bị sỏi thận. Duy trì cân nặng vừa phải cũng sẽ làm giảm nguy cơ bị sỏi thận. Không tập luyện là một thói quen gây tổn hại cho chiếc máy lọc máu này.

4. Thiếu magiê

Thiếu magiê có thể gây rắc rối cho thận. Nếu bạn không hấp thu đủ magiê, canxi không thể được hấp thụ và tiêu hóa hợp lý. Điều này có thể dẫn tới canxi bị dư thừa và hình thành sỏi. Để dự phòng điều này, bạn cần có đủ magiê trong chế độ ăn, ăn nhiều rau lá xanh, đậu, hạt, và quả bơ.

5. Thiếu ngủ

Ngủ không hợp lý cũng góp phần gây tổn hại cho thận. Giấc ngủ ngon rất quan trọng đối với nội tạng này. Một nghiên cứu chỉ ra rằng sự gián đoạn giấc ngủ kéo dài có thể gây bệnh thận. Mô thận được tái tạo trong đêm, vì vậy sự gián đoạn giấc ngủ có thể gây tổn hại trực tiếp cho nó. Bạn cần ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi đêm.

6. Không uống đủ nước

Bạn cần uống đủ nước để duy trì chức năng thận. Nếu không uống đủ, các độc tố có thể bắt đầu tích tụ trong máu. Uống ít nhất 12 cốc nước mỗi ngày là tốt cho thận. Một cách đơn giản để xem bạn có uống đủ nước hay không là kiểm tra màu nước tiểu. Nếu không uống đủ nước, nước tiểu sẽ có màu vàng sậm.

7. Nhịn tiểu

Khi cơ thể có nhu cầu bạn nên đáp ứng. Giữ lại nước tiểu trong bàng quang là không tốt. Nếu thường xuyên như vậy sẽ làm gia tăng áp lực nước tiểu lên thận và dẫn tới suy thận.

8. Sử dụng quá nhiều muối

Đây là một trong những nguyên nhân gây suy thận. Muối rất quan trọng với cơ thể nhưng bạn nên hạn chế việc hấp thu nó. Sử dụng quá nhiều muối có thể làm tăng huyết áp và tăng áp lực lên thận. Bạn không nên ăn quá 5,8 g muối mỗi ngày.

9. Dùng quá nhiều caffein

Bạn thường sử dụng nhiều caffein hơn mình nghĩ. Caffein có trong nhiều loại nước ngọt và soda, đồ uống năng lượng và cà phê. Huyết áp sẽ tăng do dư thừa caffein và thận của bạn có nguy cơ bị tổn thương. Vì vậy hãy sử dụng hạn chế caffein.

10. Lạm dụng thuốc giảm đau

Đôi khi bạn dùng thuốc quá thường xuyên và với liều quá lớn. Khi cơn đau xuất hiện, có thể khắc phục dễ dàng bằng việc uống thuốc. Nhưng bạn nên thận trọng vì tất cả các loại thuốc đều có tác dụng phụ và nhiều loại thuốc gây tổn thương cho thận.

11. Uống thuốc không đầy đủ

Huyết áp cao và tiểu đường là 2 bệnh phổ biến gây ra bởi lối sống và chế độ ăn không lành mạnh. Nếu bạn mắc các bệnh này, bạn có thể bị tổn thương thận từ từ. Tuy nhiên, nếu bạn uống thuốc đầy đủ, tổn thương sẽ được dự phòng. Hãy bảo vệ cơ quan thiết yếu này của bạn bằng cách dùng thuốc theo đơn.

12. Ăn quá nhiều đạm (protein)

Theo một nghiên cứu, việc sử dụng quá nhiều đạm trong chế độ ăn có thể gây hại cho thận. Sản phẩm phụ của tiêu hóa đạm là ammonia. Nó là một chất độc mà thận cần phải vô hiệu hóa. Nhiều đạm nghĩa là thận phải làm việc nhiều hơn, điều này có thể dẫn tới suy giảm chức năng thận.

13. Không điều trị những bệnh nhiễm trùng thông thường một cách nhanh chóng và thích hợp

Đôi khi bạn bị cảm lạnh đơn thuần. Bạn buộc cơ thể phải làm việc và không nghỉ ngơi hợp lý. Điều này có thể gây tổn thương cho thận. Các nghiên cứu chỉ ra rằng những người không nghỉ ngơi và điều trị hợp lý thường kết thúc với bệnh thận.

14. Uống quá nhiều rượu

Các độc tố trong rượu không chỉ gây tổn thương cho gan mà còn gây tổn thương cho thận. Điều này sẽ làm tăng áp lực cho nó và khiến thận bị tổn thương từ từ. Một cách để tránh bệnh này là uống rượu vừa phải.

15. Hút thuốc

Hút thuốc có liên quan tới bệnh xơ vữa động mạch. Việc thu hẹp và xơ cứng mạch máu ảnh hưởng tới việc cung cấp máu cho các cơ quan thiết yếu trong đó có thận. Theo nghiên cứu này, cứ hút 2 điếu thuốc mỗi ngày là có thể tăng gấp đôi số tế bào nội mô có trong máu. Đây là dấu hiệu của tổn thương động mạch.

Thứ Năm, 18 tháng 2, 2016

Sỏi Thận Dễ Dẫn Đến Suy Thận

Sỏi thận là bệnh thường gặp, không khó chữa và ít nguy hiểm tuy nhiên sỏi thận lại là nguyên nhân hàng đầu gây ra suy thận - căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng tới nhiều chức năng của cơ thể và tính mạng bệnh nhân, suy thận giai đoạn cuối bệnh nhân thậm chí phải chạy thận nhân tạo để duy trì cuộc sống.

Vì vậy, khi bị sỏi thận bệnh nhân phải hết sức lưu ý để bệnh không gây ra biến chứng suy thận.


Tại sao sỏi thận lại gây ra suy thận

Bệnh sỏi thận hình thành là do sự tăng quá mức nồng độ các chất khoáng như canxi, oxalat, muối urat, natri, cystine hay phốt pho. Những chất này lắng đọng trong đài, bể thận và kết thành sỏi. Những viên nhỏ có thể tự ra ngoài theo nước tiểu mà không gây triệu chứng gì. Những viên lớn hơn có thể vẫn di chuyển được theo dòng nước tiểu nhưng gây đau đớn và chảy máu đường tiết niệu, hay mắc lại ở những chỗ hẹp của niệu quản, gây viêm tắc niệu quản, bí tiểu. Những viên có bề mặt xù xì, lởm chởm, sắc nhọn rất dễ làm tổn thương thận là điều kiện tốt cho vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nhiễm đường tiểu. Người bệnh sẽ thấy đau lưng, đái buốt, đái dắt, đái đục. Khi sỏi xuất hiện ở hai bên thận kết hợp với đường tiểu bị viêm nhiễm nặng sẽ khiến chức năng thận bị suy giảm và dẫn đến suy thận.

Suy thận là trạng thái suy giảm chức năng của thận, bao gồm chức năng bài tiết lượng nước dư thừa trong cơ thể và bài tiết chất độc trong cơ thể do quá trình trao đổi chất gây ra, và kéo theo sự suy giảm chức năng sản xuất một vài hooc - môn do thận sinh ra. Suy thận ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe bệnh nhân như: gây ra các bệnh cao huyết áp, suy tim, nhồi máu cơ tim, viêm loét dạ dày, giảm sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục, gây vô sinh, giảm tuổi thọ và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Đặc biệt, khi khả năng lọc của thận chỉ còn từ 5 - 10% thì thận đi vào giai đoạn cuối và cần phải lọc thận nhân tạo hoặc ghép thận để duy trì

Những bệnh nhân bị sỏi thận nếu không được chữa trị sớm và kịp thời sẽ có nguy cơ bị suy thận rất cao.

Làm sao để tránh suy thận khi bị sỏi thận

Để tránh bị biến chứng suy thận thì việc điều trị sớm, nhanh chóng, dứt điểm và đặc biệt phục hồi chức năng thận là rất quan trọng. Ngoài ra, sỏi thận còn hay bị tái đi tái lại nhiều lần mà mỗi lần bệnh tái phát thì nguy cơ bị suy thận lại tăng lên vì vậy trong điều trị cũng cần lưu ý đến việc phòng tránh tái phát bệnh.

Để đảm bảo các tiêu chuẩn điều trị trên thì trong các thuốc điều trị sỏi thận hiện nay có thuốc cốm Sirnakarang là đạt hiệu quả cao trong điều trị nhanh, dứt điểm, phòng ngừa tái phát và giúp phục hồi chức năng thận. Thuốc cốm Sirnakarang chứa cao Kim Tiền Thảo có tác dụng làm ngưng sự gia tăng kích thước của hòn sỏi, đồng thời nhanh chóng bào mòn sỏi theo cơ chế “nước chảy đá mòn”. Không những thế, Sirnakarang còn có tác dụng pha loãng dòng nước tiểu, lợi tiểu giúp tống nhanh viên sỏi ra ngoài. Vì vậy Sirnakarang điều trị khỏi bệnh sỏi thận một cách nhanh chóng.

Mặt khác, thuốc cốm Sirnakarang còn có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, giảm đau hiệu quả từ đó ngăn ngừa các yếu tố nguy cơ gây ra suy thận giúp phòng tránh biến chứng này.

Thuốc cốm Sirnakarang có khả năng cân bằng lượng khoáng chất trong nước tiểu, kiểm soát tốt ngăn không cho các khoáng chất này phát triển vượt mức vì vậy có tác dụng trị bệnh sỏi thận dứt điểm, ngăn ngừa tái phát, không cho hình thành thêm các viên sỏi mới. Đối với những bệnh nhân sỏi thận sau khi phẫu thuật lấy sỏi hay tán sỏi,.. nên dùng thuốc cốm Sirnakarang để phòng ngừa bệnh tái đi tái.

Đặc biệt, thuốc cốm Sirnakarang có tác dụng phục hồi chức năng thận đã bị tổn thương do sỏi thận gây ra một cách hiệu quả từ đó ngăn chặn biến chứng suy thận và giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi sức khỏe.

Từ nhiều năm nay, các thầy thuốc đã sử dụng Sirnakarang trong điều trị sỏi cho rất nhiều bệnh nhân. Hầu hết bệnh nhân sử dụng đều cho thấy hiệu quả điều trị sỏi thận rõ rệt sau một thời gian như: hết sỏi, không thấy hình thành sỏi mới, chức năng thận được phục hồi khỏe mạnh...

Chữa sỏi thận không khó điều trị vì vậy hãy điều trị đúng cách sớm nhất có thể để hết sỏi và phục hồi chức năng thận, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.

Thứ Bảy, 13 tháng 2, 2016

Triệu chứng và cách điều trị bệnh sỏi thận

Triệu chứng và cách điều trị bệnh sỏi thận

Sỏi hình thành, di chuyển ở bất cứ vị trí nào trên đường đi của nước tiểu được gọi là sỏi thận, sỏi niệu quản hay sỏi bàng quang. 

Sỏi thận là sự lắng đọng những chất đáng lẽ có thể hòa tan trong nước tiểu, vì một lý do nào đó đã kết tinh, lắng đọng lại và tạo sỏi trong thận. Tùy thời gian, vị trí và độ lắng đọng mà kích thước sỏi lớn nhỏ khác nhau. Nước từ mạch máu ngấm qua tế bào thận, bài tiết nước tiểu qua ống thận vào lòng thận, theo ống bài tiết (niệu quản) xuống bàng quang và thoát ra ngoài. 

Sỏi hình thành, di chuyển ở bất cứ vị trí nào trên đường đi của nước tiểu và được gọi là sỏi thận, sỏi niệu quản hay sỏi bàng quang. Tuy nhiên, do cấu tạo của thận có nhiều ngóc ngách, khe kẽ mà độ lắng đọng lớn hơn khiến dễ bị sỏi hơn cả.

Quá trình hình thành sỏi không có triệu chứng rõ rệt nên bệnh nhân thường không nghĩ mình bị sỏi thận. Chỉ đến khi sỏi gây đau đớn hay đi tiểu ra sỏi mới biết. Bệnh sỏi thận là một bệnh phổ biến hiện nay, do thói quen ngồi nhiều, ngại uống nước, do uống thuốc, sữa bổ sung canxi... Để được chữa trị kịp thời, bệnh nhân nên đi khám ngay khi nhận thấy một trong các triệu chứng, dấu hiệu thận có sỏi.


Sỏi thận là sự lắng đọng những chất đáng lẽ có thể hòa tan trong nước tiểu, vì một lý do nào đó đã kết tinh, lắng đọng lại và tạo sỏi trong thận, tùy thời gian, vị trí và độ lắng đọng mà kích thước sỏi lớn nhỏ khác nhau.

Dưới đây là các triệu chứng của bệnh sỏi thận

Đau: Đau dữ dội, đau thường khởi phát từ các điểm niệu quản, lan dọc theo đường đi của niệu quản xuống phía gò mu, cũng có khi đau xuyên cả ra hông, lưng, có khi buồn nôn và nôn. Đau âm ỉ, gặp ở những trường hợp sỏi vừa và thậm chí lớn nhưng nằm ở vị trí bể thận.

Đái máu: Là biến chứng thường gặp của sỏi thận - tiết niệu, nhất là khi sỏi đang di chuyển bên trong niệu quản gây đau kèm đái máu.

Đái buốt, đái rắt, đái mủ: Khi có nhiễm khuẩn tiết niệu, nó tái phát nhiều lần, có thể đái ra sỏi

Sốt: Người bệnh sốt cao, rét run kèm theo triệu chứng đau hông, lưng, đái buốt, đái rắt, đái mủ là dấu hiệu của viêm thận - bể thận cấp.

Các dấu hiệu tắc nghẽn đường niệu: Đái tắc từng lúc hoặc hoàn toàn.


Đau âm ỉ, gặp ở những trường hợp sỏi vừa và thậm chí lớn nhưng nằm ở vị trí bể thận.

Cách điều trị sỏi thận

Với sỏi nhỏ, có thể uống nước nhiều, uống nước râu ngô hay thuốc lợi tiểu cũng như một số loại thuốc nam để kích thích bài tiết, sỏi cũng theo đó ra ngoài. Bệnh nhân cũng có thể được uống thuốc giãn cơ để niệu quản không co thắt, đồng thời uống thuốc lợi tiểu để sỏi ra ngoài.

Nếu sỏi đã quá lớn khi phát hiện hoặc điều trị nội khoa không có kết quả, bệnh nhân có thể được chỉ định ngoại khoa (mổ thận lấy sỏi, tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi qua da, tán sỏi nội soi, thậm chí làm ổ nội soi gắp sỏi).

Phòng bệnh sỏi thận

Ăn uống cân đối 4 nhóm thức ăn (bột, đường, mỡ, vitamin), không nên thiên lệch một loại thực phẩm, rau quả nào.

Uống nhiều nước (2 - 3 lít mỗi ngày), không uống dồn một lúc mà chia rải rác trong ngày.

Khi bị u xơ tiền liệt tuyến phải xử lý ngay.

Nếu bị dị dạng đường tiểu phải được phẫu thuật chỉnh hình.

Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ (nhất là với phụ nữ sau khi sinh), không dùng nước bẩn để vệ sinh cơ thể.

Thứ Tư, 10 tháng 2, 2016

Dấu hiệu cảnh báo bạn đã bị bệnh thận

Dấu hiệu cảnh báo bạn đã bị bệnh thận

Rất nhiều người mắc bệnh thận mạn tính nhưng không biết, bởi vì những dầu hiệu ban đầu có thể là rất khó phát hiện. Do vậy, biết được các dấu hiệu của bệnh thận có thể giúp bạn có được cách điều trị tốt nhất.

Bệnh thận thường diễn biến âm thầm nên có khi phát hiện được bệnh thì đã ở giai đoạn suy thận và cần phải tiến hành sự điều trị phức tạp hơn…Bệnh thận đôi khi là do vi khuẩn streptocoques gây nên. Nhưng thông thường là do những bệnh ảnh hưởng đến thành mạch máu làm tổn hại đến thận, như bệnh cao huyết áp và bệnh đái tháo đường.

Bác sĩ chuyên khoa Bệnh viện Nhân dân 115 cho biết, phát hiện sớm những dấu hiệu của bệnh thận  và sỏi thận, có một lối sống lành mạnh là cách để giảm thiểu nguy cơ suy thận. Nếu có 1 trong 10 triệu chứng này, bạn nên đến bệnh viện hoặc các trung tâm y tế để kiểm tra sức khỏe và được tư vấn sớm.

Thay đổi khi đi tiểu: Những thay đổi như tiểu nhiều vào đêm, nước tiểu có bọt, lượng nước tiểu nhiều hơn/ít hơn bình thường và nước tiểu có màu nhợt/màu tối, nước tiểu có máu, cảm thấy căng tức hay đi tiểu khó khăn…

Phù: Thận bị hỏng không loại bỏ được chất lỏng dư thừa nữa, do vậy chất lỏng tích tụ trong cơ thể khiến bạn bị phù ở chân, cổ chân, bàn chân, mặt và/hay tay.

Mệt mỏi: Những quả thận khỏe mạnh tạo ra một hormone gọi là erythropoi-etin, hormone này thông báo cho cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu mang oxy. Khi thận bị hỏng, chúng tạo ra ít ery-thropoietin hơn, cơ thể có ít các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy hơn, nên các cơ và đầu óc của bạn mệt đi nhanh chóng. Tình trạng này được gọi là thiếu máu và có thể điều trị được.

Ngứa: Thận loại bỏ các chất thải ra khỏi máu. Khi thận bị suy, sự tích tụ của các chất thải này trong máu có thể gây ngứa ở da.

Hơi thở có mùi amoniac: Sự tích tụ của các chất thải trong máu (được gọi là chứng urê huyết) có thể khiến thức ăn có vị khác đi và khiến hơi thở có mùi. Bạn cũng nhận thấy rằng bạn không thích ăn thịt nữa.

Buồn nôn và nôn: Sự tích tụ quá nhiều của các chất thải trong máu (chứng urê huyết) cũng có thể gây nên tình trạng buồn nôn và nôn.

Thở nông: Đó là do chất lỏng dư thừa trong cơ thể tích tụ trong hai lá phổi. và chứng thiếu máu (sự thiếu hụt các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy và sinh ra chứng thở nông.

Ớn lạnh: Thiếu máu có thể khiến bạn cảm thấy lúc nào cũng lạnh, thậm chí bạn đang ở trong phòng có nhiệt độ ẩm.

Hoa mắt, chóng mặt và mất tập trung: Thiếu máu khiến não không được cung cấp đủ oxy. Điều này có thể ảnh đến trí nhớ, gây mất tập trung, hoa mắt và chóng mặt.

Đau chân/cạnh sườn: Một số bệnh nhân bệnh thận có thể bị đau ở lưng hay sườn. bệnh nhân đan nang, có thể khiến các nang trong thận chứa đầy chất lỏng, to lên và gây đau.

Cách phát hiện bệnh thận sớm

Có ba cách để phát hiện bệnh: thử nước tiểu, thử máu, đo huyết áp thường xuyên. Các cách này cũng được áp dụng với những người có nguy cơ mắc bệnh thận cao hơn những người bình thường khác: người bị bệnh đái tháo đường, người bị bệnh cao huyết áp, người trên 60 tuổi, người trải qua giai đoạn điều trị bằng thuốc có hại cho thận trong một thời gian dài như các loại thuốc chống viêm sưng (trong đó có aspirine)…


Bệnh thận diễn tiến âm thầm, khó phát hiện.


Để giúp duy trì thận ở trạng thái khỏe mạnh

-Uống ít nhất 1,5 lít nước mỗi ngày.
-Theo một chế độ ăn hợp lý và cân bằng để tránh bị tăng trọng lượng và bị thừa cholesterol.
- Hạn chế dùng muối, một yếu tố thúc đẩy tăng huyết áp.
- Dừng hút thuốc lá. Hút thuốc làm bệnh thận tiến triển nhanh hơn.
- Tập thể dục thể thao mỗi ngày.
- Tránh dùng thuốc không có hướng dẫn của thầy thuốc vì một số thuốc có hại cho thận.
- Không lạm dụng thuốc nhuận tràng và thuốc lợi tiểu.
- Chú ý, những sản phẩm i-ốt dùng để làm chất cản quang trong một số xét nghiệm chụp hình X-quang cũng có thể gây tổn thương cho thận với những người có thể trạng yếu. Bạn cần hỏi ý kiến của bác sĩ chụp X-quang.


Thứ Ba, 9 tháng 2, 2016

Mổ thận có gây vô sinh

Yếu sinh lý và vô sinh???

Trước hết là nỗi lo về đường sinh sản. Đa số các bệnh nhân khi bị tuyên bố là có sạn và phải mổ đều có thắc mắc là "Mổ xong em có bị yếu cái vụ kia đi không? ", hoặc là bạn bè tuyên bố một câu “xanh rờn”: "Cắt thận là không có con được nữa đâu". Có những người phụ nữ có sỏi nhưng nhất quyết không chịu mổ vì lẽ chưa, hoặc mới lấy chồng, nhà chồng thấy đi mổ sạn sợ không thể sinh nở được, chờ có một đứa con trai rồi hãy đi mổ cũng chưa muộn!

Tất cả những suy nghĩ nói trên đều không có cơ sở khoa học. Tuy cơ quan bài tiết và cơ quan sinh dục có những liên quan với nhau về phôi thai và giải phẫu học, đường tiểu và đường phóng tinh của nam giới cùng một chỗ và với nữ giới thì cũng gần đâu đó, nhưng trong hoạt động thì không có liên hệ với nhau.

Bị sỏi hay là sau khi mổ lấy sỏi, chức năng sinh sản của cả hai giới đều không bị ảnh hưởng. Có chăng là ảnh hưởng của cuộc mổ làm bệnh nhân bị mệt đi một giai đoạn thì hoạt động tình dục cũng có phần thuyên giảm đi trong bối cảnh chung của cùng thời gian đó, mà điều này thì xuất hiện trong tất cả các cuộc giải phẫu, không riêng gì mổ sỏi.

Nếu xét về khía cạnh ảnh hưởng lên các chức năng sinh lý thì có rất nhiều những phương pháp điều trị khác làm suy giảm chúng hơn là một cuộc mổ sỏi như xạ trị, dùng thuốc điều trị kéo dài.

Đau kéo dài

Bệnh nhân thường có những cơn đau nơi vết mổ kéo dài. Điều này cũng hết sức tự nhiên. Đường mổ lấy sỏi thận thường kéo từ sau lưng cổ gần đầu xương sườn cụt thứ 12 và kéo dài xuống dưới, ra trước. Tuy đã chọn một con đường ngắn nhất và hợp chức năng nhất, người pphẫu thuật viên thường khó tránh được việc đụng chạm hay loại bỏ một trong rất nhiều những dây thần kinh liên sườn. Như vậy, sau này khi vết mổ đã lành lặn, bệnh nhân vẫn có cảm giác đau nơi vết mổ là vùng dây thần kinh này chi phối .

Đặt biệt hơn, có những bệnh nhân không đau tại chỗ mổ mà lại có những cảm giác kỳ lạ nơi vùng bụng dưới cùng với bên mổ. Cảm giác này có thể là ê ẩm, râm ran như kim chích, hoặc là tê hẳn vùng đó kèm theo sự quá nhạy cảm tại một vùng bụng trên đó. Điều này được gây ra do đầu mút dây thần kinh đã cắt đi bị kích thích. Khoa học cũng đã nhận thấy các sự việc tương tự ở những nạn nhân bị cắt cụt tay hoặc chân, có những lúc những người này có cảm giác nóng hoặc đau nơi đầu ngón tay hoặc chân vốn đã mất từ lâu. Bệnh nhân sau mổ sỏi thận thường có cảm giác lo âu về những cảm giác đau này, và vì sợ là còn có “cái gì” trong đó nữa nên thường không dám đi đứng hoặc ngồi thẳng người, hay nghiêng nghiêng về phía bị đau, lâu dần thành ra bị vẹo cột sống.

Tật này còn rõ hơn khi mà có người phát hiện ra họ bị nghiêng người, họ lại uốn phần trên cơ thể theo hướng ngược lại thành ra cột sống hình chữ S. Trong những trường hợp đó, phương cách lý trị đơn giản và hiệu quả chỉ là tập xà đơn. Bệnh nhân đu mình lên xà và làm một số cử động trong khoảng 15 phút mỗi ngày, sức nặng của cơ thể sẽ làm cột sống thẳng lại. Tuy nhiên, không nên để đến giai đoạn đó mà cần phải cho bệnh nhân tập sớm trong những ngày đầu hậu phẫu.


Tại các trung tâm ngoại quốc, bệnh nhân được khuyến khích ngồi dậy từ ngày thứ hai, đứng xuống đất và bước đi từ ngày thứ ba để tránh các biến chứng nói trên và tránh cả biến chứng viêm phổi vốn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cuả các phòng hồi sức.

Sau khi cắt chỉ khâu da, bệnh nhân cũng không nên sợ bị bung vết mổ mà cần phải tập hoạt động để sớm trở về cuộc sống bình thường của mình. 

Tái phát?

Có những người bệnh sợ mổ là vì nghĩ rằng là mổ xong thì sỏi cũng tái phát. Điều này là hợp lý. Theo các tài liệu ngoại quốc thì sau khi mổ lấy sỏi, nếu không theo những chế độ kiêng cữ và thuốc men thì tỷ lệ tái phát sỏi sau năm năm có thể lên đến 30%. Đối với tán sỏi thì tỷ lệ cũng có giảm đi chút đỉnh. Nhưng nếu được điều trị và theo các hướng dẫn tiết thực thì tỷ lệ giảm đi rất nhiều. Sau mổ, cần theo đúng các biện pháp phòng ngừa và khám định kỳ bằng siêu âm mỗi 6 tháng, như vậy mới có thể kịp thời phát hiện các hòn sỏi nhỏ mới xuất hiện nếu có tái phát, lúc đó thì sỏi nhỏ có thể dễ dàng điều trị bằng thuốc, nội soi, tán sỏi mà không phải mổ đi mổ lại nữa.

Mất thận?

Một số bệnh nhân khác lại sợ bác sĩ lúc mổ cắt mất đi của mình một bên thận thì khổ! Bất cứ nội tạng nào trong người cũng đều hết sức quý giá, khi phải cắt đi là điều bất đắc dĩ. Thận cũng nằm trong trường hợp đó. Có những quả thận để bị sỏi quá lâu, đến khi mổ thì đã ứ mủ hoặc hoá mủ rồi, không thể nào giữ được. Vả lại, dù có giữ lại được thì cũng không có ích lợi gì cả vì nó đã ngừng hoạt động. Có những quả thận đã “chết” từ lâu do quá trình viêm nhiễm nhiều lần mà chỉ dùng thuốc kháng sinh. Có những thận thì lại “teo” đi gây ra chứng cao huyết áp thứ phát do thận. Những trường hợp nói trên đều nên cắt bỏ thận để cứu mạng sống cho người bệnh vì để lại thì chỉ có hại chứ không có lợi. Thực ra, khi cắt bỏ thận đi, bệnh nhân không mất gì cả vì từ lâu nó không còn hiện diện trong cơ thể về khía cạnh chức năng nữa. Vậy muốn tránh khỏi cắt thận thì phải điều trị sớm (điều trị cho hết sỏi chứ không phải hết đau).

Sau khi cắt thận, người bệnh cần chú ý đến các biện pháp đề phòng tái phát chặt chẽ hơn các bệnh nhân khác vì có một thận thì càng phải cần được phát hiện sớm hơn để được áp dụng phương pháp điều trị nhẹ nhất có thể được. Người có một thận không chịu ảnh hưởng nặng nề gì về mặt sinh học vì người ta hoàn toàn có thể sống bình thường với một quả thận. Hiện nay, có khoảng 10% dân số sống với một thận mà nhiều khi không biết vì thận kia đã bị cắt do tai nạn hay bệnh lý, hoặc là chỉ có một thận hoạt động từ lúc mới sinh ra đời.

Thứ Bảy, 6 tháng 2, 2016

Ăn cà chua khi đói tăng nguy cơ gây bệnh sỏi thận

Khi bạn đang đói thì hãy cẩn thận với một số loại thực phẩm có khả năng gây những hậu quả không tốt cho cơ thể.

Dưới đây là 8 loại thực phẩm trong số đó.

1. Đồ uống lạnh

Các nhà khoa học khuyến cáo, khi bụng đang trong tình trạng “trống rỗng”, không nên nạp vào cơ thể mình lượng lớn các loại đồ uống lạnh. Bởi chính nó là thủ phạm kích thích dạ dày 1 cách dữ dội, tiết nhiều dịch vị trong khi không hề có thức ăn. Điều này sẽ khiến bạn mắc các chứng bệnh về dạ dày.

Với phụ nữ, trong những “ngày ấy”, nếu sử dụng quá nhiều nước hay các loại đồ uống lạnh còn có nguy cơ bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.

2. Cà chua và hồng

Đây vẫn được đánh giá là những loại quả bổ dưỡng nhưng khi ăn vào lúc đói thì lại không tốt chút nào.

Hai loại quả với sắc đỏ rực rỡ này có chứa rất nhiều nhựa (mủ), axit. Do đó, khi bị nhào trộn với dịch dạ dày mà không có các loại thực phẩm khác thì sẽ tạo nên 1 phản ứng hóa học, trong đó có sự ngưng tụ của các yếu tố vật chất. Sự ngưng tụ này là 1 trong những nguyên nhân gây nên bệnh sỏi thận


3. Quýt

Trái quýt vẫn được biết đến như 1 loại hoa quả ngon và có nhiều tác dụng: thanh nhiệt, lành tính (vỏ có thể sử dụng như 1 vị thuốc dân gian trị các bệnh về cảm cúm…). Tuy nhiên, không phải tốt có nghĩa là có thể sử dụng bất cứ lúc nào. Ăn quýt trước bữa cơm hoặc khi bạn đang đói sẽ bất lợi cho hệ tiêu hóa. Với hàm lượng axit lớn, quýt kích thích không tốt đối với niêm mạc dạ dày, gây đầy hơi, ợ hơi, thậm chí còn gây nôn ra dịch dạ dày.

4. Trà

Uống trà là thói quen phổ biến của rất nhiều người. Với người cao tuổi, thưởng trà là thú thanh tao, trang nhã.

Song trà cũng có khả năng tạo ra những ảnh hưởng không tốt với cơ thể. Uống trà khi đói, dịch vị dạ dày sẽ bị loãng đi, làm giảm tác dụng tiêu hóa thức ăn của dạ dày. Nếu uống nhiều trà có thể gây ra hiện tượng “say trà” với các biểu hiện: chóng mặt, mệt mỏi, đứng không yên và luôn có cảm giác chênh vênh.

Để có thể tận hưởng được vị ngon, cảm giác thảnh thơi của thú thưởng trà, bạn nên uống trà sau bữa ăn khoảng 1 – 2 giờ.


5. Sữa bò và sữa đậu nành

Đây là nguồn thực phẩm chứa 1 lượng protein lớn. Với hàm lượng các thành phần dinh dưỡng phong phú, sữa bò, sữa đậu nành luôn là sự lựa chọn để bồi bổ cho cơ thể.

Song nếu uống sữa khi đói, protein trong sữa sẽ bị “ép” phải chuyển hóa thành nhiệt năng. Điều này đồng nghĩa với việc nguồn dinh dưỡng trong sữa sẽ bị giảm thiểu, bị mất tác dụng.

6. Chuối tiêu

Không ăn lúc đói

7. Kẹo

Kẹo là 1 loại đồ ăn rất dễ được cơ thể hấp thụ. Khi ăn nhiều kẹo trong lúc đói bụng, lượng đường trong kẹo sẽ được nạp 1 cách nhanh chóng vào trong cơ thể mà không có sự điều tiết thích hợp. Điều này sẽ làm tăng cao lượng đường trong máu và dẫn đến bệnh tật.

Đối với trẻ em, bạn cần đặc biệt chú ý, không để cho bé ăn kẹo trước bữa ăn cơm. Nếu trẻ ăn vào sẽ bị ngang bụng, không những khônng hấp thụ được các loại thực phẩm bổ dưỡng mà còn khiến cho cơ thể của bé dễ bị mắc bệnh.

8. Rượu trắng

Rượu – kẻ thù chính của dạ dày, là nguyên nhân gây nên các bệnh viêm loét dạ dày. Hơn thế nữa, người uống rượu sẽ có nguy cơ bị giảm lượng đường trong máu (hạ đường huyết), dẫn đến tụt huyết áp đột ngột, gây hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, mồ hôi lạnh, nghiêm trọng hơn là mê man bất tỉnh, thậm chí có thể tử vong.

Uống đậu nành giảm nguy cơ bệnh sỏi thận

Nhiều canxi hơn sữa bò, nhiều lecithin hơn trứng. Các amino axit cần thiết mà cơ thể không tạo ra được thì đều có trong đậu nành. Ăn đậu nành không chỉ tốt cho tim mạch, ngăn ngừa ung thư mà còn giảm sỏi thận...

Vì có nhiều đạm chất nên đậu nành đã được coi như "thịt không xương". Đạm này rất tốt để thay thế cho thịt động vật vì có ít mỡ và cholesterol. Đặc biệt, trong đậu nành có một chất tương tự như kích thích tố nữ estrogen, đó là chất isoflavones. Chất này có công thức hoá học gần giống như kích thích tố nữ estrogen. Vì thế, nó được mệnh danh là estrogen thảo mộc (phyto - estrogen) và có vai trò quan trọng với sức khoẻ phụ nữ.

Estrogen là kích thích tố tự nhiên được noãn sào tiết ra, rất cần thiết cho sự tăng trưởng của cơ quan sinh dục chính (tử cung, ống dẫn trứng) và sự nẩy nở của cơ quan sinh dục phụ như nhũ hoa, làm xương chậu có hình bầu dục rộng hơn để sinh đẻ dễ dàng. Estrogen còn cần để duy trì một sức khoẻ tốt cho sự tân tạo và tu bổ xương, cho hệ thống tim mạch, cho não bộ.


Khi tới tuổi mãn kinh

Phụ nữ mất đi một khối lượng rất lớn estrogen nên họ phải chịu đựng nhiều thay đổi. Trung bình mỗi ngày ta cần 50mg isflavones, số lượng này có đủ trong 30g đậu nành rang, 1 ly sữa đậu nành, 1/2 miếng đậu phụ, 1/2 ly bột đậu.

Các kết quả nghiên cứu cho thấy, chế độ dinh dưỡng có nhiều đậu nành sẽ làm cholesterol giảm 12%, LDL giảm 13G, HDL không thay đổi. Chế độ dinh dưỡng có đậu nành có khả năng làm giảm nguy cơ gây vài loại ung thư có liên hệ tới kích thích tố như ung thư vú, tử cung, tuyến giáp.

Người mắc bệnh thận, các chức năng thận suy yếu, tiết giảm đạm chất ăn vào là một phương thức trị liệu để bớt nặng nhọc cho thận. Nhưng khi đạm động vật được thay thế bằng đạm thực vật như đậu nành thì số lượng protein trong nước tiểu giảm, chứng tỏ thận bớt phải làm việc quá sức. Đạm đậu nành cũng làm giảm nguy cơ bệnh sỏi thận bằng cách không để canxi thất thoát qua nước tiểu.

Hạt đậu nành chứa 8% nước, 5% chất vô cơ, 15 - 25% glucose, 15 - 20% chất béo, 35 - 40% chất đạm với đủ các loại amino axit cần thiết và nhiều sinh tố, khoáng chất. So với thịt động vật, đậu nành có nhiều chất dinh dưỡng hơn: 100g đậu nành có 411 calo; 34g đạm; 18g béo; 165 mg calcium; 11mg sắt. Trong khi đó, thịt bò loại ngon chỉ có 165 calo, 21g đạm; 9g béo; 10mg calcium và 2,7mg sắt.

Thứ Sáu, 5 tháng 2, 2016

Sỏi thận tiết niệu nhiễm trùng

Sỏi thận tiết niệu nhiễm trùng

Sỏi thận tiết niệu khá thường gặp, được phát hiện ngày càng nhiều. Tỷ lệ người bệnh suy thận do sỏi cũng khá cao. Sỏi thận và niệu quản chiếm đa số (90%), trong đó sỏi canxi chiếm chủ yếu 80%, sỏi uric chiếm 10 – 15%. Nam giới gặp nhiều hơn nữ, gấp 3 lần. Chế độ ăn uống chứa nhiều protein động vật, nhiều canxi, oxalat... là yếu tố nguy cơ tạo sỏi.


1. NGUYÊN NHÂN

Có nguyên nhân tại chỗ và nguyên nhân toàn thể.

a) Nguyên nhân ti ch: Yếu tố thuận lợi cho tắc nghẽn nước tiểu

- Do bẩm sinh: Trào ngược bàng quang – niệu quản, bệnh lý chỗ nối bể thận – niệu quản, túi thừa hệ tiết niệu, thận móng ngựa, đa nang…

- Do mắc phải: Chít hẹp đài thận, hẹp niệu quản, hẹp niệu đạo, phì đại tuyến tiền liệt, bệnh lý cổ bàng quang…

b) Nguyên nhân toàn th: Do các rối loạn chuyển hóa gây ra sỏi canxi, sỏi uric, sỏi oxalat, sỏi cystin. Một số trường hợp do nguyên nhân di truyền.

c) Do vi khun: Nhiễm khuẩn tiết niệu do các vi khuẩn tiết ra men Urease làm phân huỷ ure tạo thành amoniac, amoniac bị phân huỷ sẽ gây kiềm hoá nước tiểu từ đó dễ tạo thành sỏi (sỏi Struvit).

2. CHẨN ĐOÁN

2.1. Chẩn đoán xác định

Chẩn đoán xác định dựa vào tiền sử bệnh sỏi thận, các biểu hiện lâm sàng, xét nghiệm sinh hóa máu và nước tiểu, các thăm dò cận lâm sàng như siêu âm, Xquang bụng, UIV, CT scan, chụp bể thận ngược dòng, xuôi dòng.

a) Lâm sàng

- Khai thác tiền sử, diễn biến bệnh, tiền sử gia đình...

- Triệu chứng toàn thân: sốt kèm rét run, có thể sốt cao 39 – 400C trong viêm thận - bể thận cấp, có thể sốc nhiễm khuẩn.

- Triệu chứng cơ năng: Đau là triệu chứng điển hình của sỏi thận tiết niệu do sỏi gây tắc nghẽn và di chuyển. Hỏi bệnh sẽ phát hiện:
+ Đau thận: Đau thắt lưng, đau âm ỉ vùng thắt lưng (sỏi thận).
+ Đau niệu quản: Cơn đau quặn thận lan xuống dưới kèm dấu hiệu về tiểu tiện (sỏi niệu quản).
+ Đau bàng quang: Ít gặp, thường thành cơn kèm theo dấu hiệu nhiễm khuẩn và rối loạn tiểu tiện, có thể lan xuống niệu đạo (sỏi bàng quang).
+ Đái máu: Đại thể, vi thể, thường kèm theo đau.
+ Rối loạn tiểu tiện: Đái buốt, rắt, đái mủ…
+ Dấu hiệu tắc nghẽn: Đái khó ngắt quãng, tắc, thận to ứ nước.

- Triệu chứng thực thể:
+ Chạm thận, bập bềnh thận +/-.
+ Vỗ hông lưng +/-.

b) Cn lâm sàng

- Công thức máu: Bạch cầu tăng, chủ yếu đa nhân tăng.

- Protein niệu: Protein niệu < 1g/24h khi viêm thận bể thận cấp.

- Tế bào niệu: Hồng cầu niệu, bạch cầu niệu thường gặp, có thể thấy cặn canxi, phosphat, urat…

- Cấy vi khuẩn niệu (+) khi có nhiễm khuẩn. Thường gặp E. coli, Proteus, Klebsiella…

- Siêu âm: Phát hiện được sỏi cản quang và không cản quang ở vị trí nhu mô thận, đài bể thận, niệu quản 1/3 trên và 1/3 dưới. Phát hiện được, tình trạng sỏi gây tắc nghẽn, thận to (hình ảnh ứ nước, ứ mủ bể thận, niệu quản giãn, máu cục bể thận…).






Phim chụp XQ thận, niệu quản và bàng quang có hình ảnh sỏi thận hai bên. Ảnh: Wikipedia

- Chụp X-quang bụng không chuẩn bị: Có thể thấy sỏi cản quang ở hệ tiết niệu.

- Chụp UIV: Không thực hiện khi đang nhiễm khuẩn nặng, hoặc khi có suy thận cấp.

- Chụp ngược dòng (UPR): Nếu không phát hiện được nguyên nhân gây ứ nước thận cần chụp UPR, nhưng cảnh báo nguy cơ gây nhiễm khuẩn sau thủ thuật.

- Chụp bể thận xuôi dòng: Tiến hành khi UPR không thực hiện được ở người bệnh có ứ nước bể thận.

- Chụp cắt lớp vi tính CT: Phân biệt sỏi gây nhiễm khuẩn áp xe nhu mô thận, bể thận hay khối u thận tiết niệu.

- Cấy máu: Nếu sốt cao > 380C kèm rét run, thường gặp VK Gram-âm như E. coli hoặc Gram-dương.

2.2. Chẩn đoán phân biệt: Một số triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng có thể gặp trong các bệnh khác.

- Phân biệt đái máu: Do sỏi, khối u, lao tiết niệu, viêm bàng quang.

- Phân biệt trên X-quang: Cản quang ngoài hệ thận tiết niệu, vôi hóa do lao, giãn đài bể thận do nguyên nhân không phải do sỏi tiết niệu.

- Phân biệt biến chứng: Vô niệu và nhiễm khuẩn tiết niệu do nguyên nhân khác.

- Phân biệt đau: Do sỏi thận tiết niệu, viêm túi mật, ruột thừa, viêm tụy, viêm buồng trứng, nang buồng trứng.

3. ĐIỀU TRỊ

- Sỏi thận - tiết niệu có thể gây ra nhiều biến chứng như nhiễm khuẩn tiết niệu, viêm thận bể thận cấp - mạn, nặng có thể dẫn đến nhiễm khuẩn huyết; đái máu, vô niệu và suy thận cấp.

Nguyên tắc điều trị:
+ Điều trị triệu chứng.
+ Điều trị triệt để.

3.1 Điều trị triệu chứng bao gồm:

- Hạ sốt: Paracetamol 500mg x 1-2 viên/ lần khi sốt cao > 380C. Thận trọng có thể gây suy gan cấp do thuốc.

- Điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu (tiểu buốt, rắt, có thể đục): kháng sinh uống:
+ Trimethoprim – sulfamethoxazol: 80/400 mg x 4 viên chia 2 lần cách nhau 12 h x 3 ngày, lưu ý phản ứng dị ứng chậm.
+ Hoặc nitrofurantoin 100 mg x 4 lần/ ngày x 7 ngày
+ Hoặc amoxicilin: 250-500 mg x 3-6 viên/ ngày, chia 3 lần.
+ Amoxicilin-clavulanat: 500 mg x 3 viên/ ngày, chia 3 lần x 3 ngày. Nếu không uống được và tình trạng nặng có thể chuyển đường tiêm TM: 1 g x 2 lọ/ngày, chia 2 lần.
+ Hoặc cephalexin 500mg x 4 viên chia 4 lần/ ngày x 10 ngày

- Giảm đau giãn cơ trơn khi có cơn đau quặn thận:
+ Drotaverin 40mg x 3 viên/ ngày chia 3 lần đường uống.
+ Spasmaverin 40mg x 4 viên/ ngày đường uống, hoặc x 4 ống/ngày đường tiêm

3.2 Điều trị khi có biến chứng:

a) Thuc giảm đau:

- Phloroglucinol 40 mg x 4 viên/ ngày chia 3-4 lần khi đau, đường uống, hoặc x 4 ống/ngày đường tiêm.

- Tiemonium 5mg x 1 ống/ lần nếu cơn đau quặn thận, đường tiêm.

b) Kháng sinh:

- Amoxicilin hoặc ampicilin 1 g x 4 lọ/ ngày chia 4 lần tiêm tĩnh mạch x 10 – 14 ngày.

- Hoặc cephalosporin (thế hệ 2, thế hệ 3): 10 – 14 ngày.
+ Cefuroxim 250mg x 2 lần/ngày đường uống, hoặc cefuroxim đường tiêm TM.
+ Hoặc cefotaxim 1g x 3 lần/ngày tiêm TM.
+ Hoặc ceftriaxon 1g /ngày tiêm TM.

- Hoặc fluoroquinolon đường uống: trong 3 – 7 ngày, có thể tới 10 ngày
+ Ciprofloxacin 250mg – 500 mg x 2 lần/ngày.
+ Hoặc norfloxacin 400 mg x 2 lần/ngày.
+ Hoặc ofloxacin 200mg x 2 lần/ngày.
Có thể truyền 3 ngày, sau đó chuyển sang đường uống tiếp.
Cần lưu ý: Thuốc có thể gây ra rối loạn tiêu hóa như nôn, buồn nôn và không được dùng cho phụ nữ có thai, trẻ em dưới 15 tuổi.

- Viêm thận – bể thận cấp (sốt cao rét run, bạch cầu máu cao, tiểu buốt rắt đục, đau hố thận, cấy vi khuẩn máu và niệu dương tính...): Xem bài Viêm thn bể thn cp.

c) Cầm máu khi có đái máu toàn bãi:

- Transamin 500 mg x 2- 4 viên chia 2 lần đường uống, nếu đái máu nặng chuyển sang tiêm TM.

d) Truyn máu cp cnếu đái máu nhiều gây tụt huyết áp.

e) Điều trị suy thn cp: Nếu vô niệu cần lọc máu cấp cứu, không trì hoãn khi kali máu ≥ 6,5 mmol/l.

3.3 Điều trị nguyên nhân: giải phóng tắc và bán tắc do sỏi:

- Tán sỏi:
+ Tán ngoài cơ thể: Sỏi < 2 cm ở bể thận, đoạn đầu và cuối niệu quản.
+ Tán sỏi nội soi qua da: Nhiều sỏi bể thận.
+ Tán sỏi nội soi laser: Qua đuờng nội soi bàng quang - niệu quản và bể thận.

- Lấy sỏi nội soi: Sỏi nhỏ ở niệu quản đoạn dưới, ở bàng quang, ở niệu
đạo.

- Mổ lấy sỏi: Chỉ mổ mở khi sỏi to hoặc sỏi san hô bể thận. Mổ nội soi qua da, qua niệu quản áp dụng nhiều ở các nước.

4. TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG

Tùy thuộc vào kích thước, vị trí của sỏi có thể gặp các biến chứng sau:

a) Biến chứng cơ học do si di chuyn:

- Vô niệu – suy thận cấp: tắc nghẽn cả 2 bên.

- Vỡ bể thận hoặc niệu quản do ứ nước: Ít gặp.

b) Biến chng nhim khun: Viêm thận bể thận cấp, mạn, ứ mủ bể thận, hoại tử thận, hoại tử núm thận, suy thận.

- Nhiễm khuẩn tại nhu mô thận: Viêm thận bể thận cấp biểu hiện sốt cao, đau thắt lưng. Nguy cơ nhiễm khuẩn huyết hoặc làm hỏng thận do ứ mủ bể thận nếu không điều trị kịp thời.

- Nhiễm khuẩn tiết niệu không có biểu hiện toàn thân: Sỏi kèm theo nhiễm khuẩn tiết niệu, cấy vi khuẩn dương tính, không có sốt, không có hội chứng bàng quang cấp.

5. DỰ PHÒNG

- Với bất kỳ loại sỏi nào cũng cần:
+ Uống nhiều nước, đảm bảo lượng nước tiểu khoảng 1,5 đến 2 lít/ngày.
+ Điều trị các đợt nhiễm khuẩn, viêm thận bể thận.

- Đối với sỏi canxi:
+ Nước dùng cho ăn uống ít thành phần canxi.
+ Hạn chế ăn thức ăn có nhiều canxi.
+ Một số thuốc như allopurinol điều trị kéo dài cần được theo dõi cẩn thận.

- Dự phòng sỏi uric:
+ Duy trì pH niệu kiềm.
+ Cho uống bicarbonat natri 5-10g/ngày.
+ Cho allopurinol 100-300 mg/ngày nếu có tăng axít uric máu.

Thứ Năm, 4 tháng 2, 2016

BỆNH SỎI THẬN VÀ VITAMIN C

Khi dùng viên bổ sung vitamin C ít nhất 1.000 mg một lần/ngày thì tăng nguy cơ bị sỏi thận lên gấp hai lần.

Đó là kết quả cuộc nghiên cứu trên 22.000 người ở độ tuổi trung niên trở lên, do các nhà khoa học tại Viện Karolinska (Thụy Điển) thực hiện trong 11 năm.

Ở những người dùng vitamin C hằng ngày, 3,4% bị sỏi thận, so với 1,8% những người không dùng vitamin C hằng ngày bị bệnh sỏi thận.


Nguyên nhân là do lượng vitamin C mà cơ thể hấp thu được bài tiết trong nước tiểu ở dạng oxalat. Oxalat và canxi kết hợp thành những tinh thể nhỏ và trở thành sỏi thận.

Daily Mail dẫn lời tiến sĩ Laura Thomas, người đứng đầu cuộc nghiên cứu nhấn mạnh: Nguy cơ bị sỏi thận do bổ sung vitamin C chủ yếu phụ thuộc vào liều dùng vitamin C hằng ngày và sự kết hợp của vitamin C với các dưỡng chất khác mà cơ thể hấp thu.

Nghiên cứu được công bố trên JAMA internal medicine.

Trong một cuộc nghiên cứu khác được tiến hành trên 400.000 người trung niên ở 8 tiểu bang của Mỹ, thời gian từ năm 1995 đến 1996, cho thấy những người đàn ông uống ít nhất 1.000 mg canxi mỗi ngày thì tăng 20% nguy cơ tử vong vì bệnh tim mạch.

Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu từ Viện Ung thư quốc gia (Mỹ) không tìm thấy mối liên hệ giữa việc uống canxi và bệnh tim mạch ở phụ nữ.

Nghiên cứu cũng được công bố trên JAMA Internal Medicine.

Chế độ ăn uống, kiêng kị cho người bị mắc bệnh Sỏi thận

Sỏi thận là căn bệnh thuộc đường tiểu - sinh dục phổ biến thứ 3 sau các bệnh viêm nhiễm và tuyến tiền liệt. Nguyên nhân gây bệnh là do rối loạn trao đổi chất khoáng, những cái lẽ ra phải tan lại không tan mà kết tủa và tích tụ trong cơ thể, dần dần hình thành sỏi.

Chế độ dinh dưỡng bất cân bằng, uống ít nước và sử dụng một số dược phẩm như vitamin D, canxi, sulphanilamid, ascorbic (hơn 4g mỗi ngày) có thể gây bệnh. Hậu quả là thành phần hóa học của nước tiểu bị thay đổi, chủ yếu là sự gia tăng lượng chất làm nước tiểu bị tinh thể hóa. Các loại thức ăn có nhiều axit nước tiểu (thịt, gan, cật, rượu đỏ); nhiều axit oxalic (thịt gà, gan, gạo, đậu, ca cao, cà phê, rau cần tây, rau bina, bắp cải, cải củ) làm tăng khả năng hình thành sỏi. Nước cứng có nhiều muối canxi, thức ăn cay và chua nâng cao độ axit trong nước tiểu cũng thúc đẩy tạo sỏi.

Thành phần sỏi

Sỏi thận hình thành từ một số chất liệu và việc nắm rõ các thành phần này sẽ giúp lựa chọn đúng chiến thuật điều trị, thuốc thang và cách ăn kiêng. Đa số sỏi có thành phần oxalat (một dạng muối của axit oxalic) và phosphat (từ axit phosphoric). Sỏi urat từ axit uric ít gặp hơn. Hàm lượng phosphat trong nước tiểu phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng, và tăng lên khi đói, thiếu vitamin D hoặc khi tuyến yên hoạt động nhiều. Thành phần sỏi được xác định dựa vào kết quả phân tích nước tiểu.

Bệnh sỏi thận có thể diễn ra một cách âm thầm và chỉ thể hiện khi đã có sỏi trong thận. Khi cát hay sỏi bắt đầu di chuyển trong cơ thể, người bệnh bắt đầu thấy đau. Cơn đau thường bắt đầu ở vùng thắt lưng, sau đó di chuyển xuống bụng, bẹn và đùi. Khi cử động hay thay đổi tư thế sẽ xuất hiện cơn đau thắt ở vùng eo, có thể đi kèm rối loạn tiểu, thân nhiệt tăng, khó chịu, buồn nôn, ra mồ hôi lạnh và sình bụng.

Khi sỏi xuống đến phần dưới của đường tiểu, người bệnh hay buồn đi tiểu. Nếu sỏi chặn toàn bộ thiết diện trong đường tiểu thì nước tiểu bắt đầu tích tụ trong thận, gây ra các cơn đau sỏi thận. Giai đoạn này có thể xuất hiện máu trong nước tiểu, nhất là khi có cơn đau mạnh hay lao động nặng. Có khi sỏi được thải ra cùng nước tiểu. Khi thấy cảm giác khó chịu ở vùng eo dù không nặng cũng cần nhanh chóng đến khám bác sĩ tiết niệu.


Các thực phẩm nên tránh khi bị sỏi

1. Các loại thịt và thịt gia cầm: Giảm lượng thịt bò, thịt gia cầm và cá vì đây là những thực phẩm rất giàu protein. Nhiều protein trong chế độ ăn uống sẽ khiến lượng oxalate trong nước tiểu tăng lên, hình thành các loại sỏi.

2. Một số loại rau quả: Trong khi cố gắng để loại bỏ các loại thực phẩm có chứa oxalate từ thịt thì cũng lưu ý một số loại rau quả có thể là “tòng phạm” gây nên sỏi thận. Ví như rau bina được cho là tạo nhiều oxalat nhất.

Ngoài ra, các loại thực phẩm khác có chứa oxalate bao gồm các loại đậu, củ cải đường, dâu, cam, sô-cô-la, cà phê và đậu phộng.

3. Muối: Bạn nên cố gắng ăn nhạt vì những nghiên cứu cho thấy việc giảm lượng muối trong chế độ ăn cũng có thể cắt giảm lượng oxalate trong nước tiểu

Ngoài ra cần giảm thức ăn có hàm lượng canxi cao, axit ascorbic và oxalat, sản phẩm sữa, pho mai, chocolate, rau xanh, trà đặc, đậu phộng. Hạn chế muối và mỡ.


Chế độ dinh dưỡng cho người sỏi thận

Phương pháp đa năng và đơn giản nhất để phòng ngừa hình thành sỏi thận là pha loãng nước tiểu, do đó cần uống nhiều nước, để mỗi ngày thải ra khoảng 2-2,5 lít nước tiểu. Tuy nhiên, biện pháp này không thích hợp với người mắc bệnh tim mạch.

Thực phẩm nên ăn khi bị sỏi thận

1. Canxi: Ban đầu nhiều người nghĩ rằng sự gia tăng đáng kể mức tiêu thụ can-xi trong chế độ ăn uống sẽ làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Tuy nhiên, điều này giờ đây đã chứng minh là không chính xác.

Thực tế, việc “nạp” các thực phẩm chứa can-xi chủ yếu là từ các sản phẩm chế biến từ sữa như phô mai, sữa và sữa chua… giúp giảm nguy cơ hình thành sỏi thận.

2. Uống nhiều nước: Uống nhiều nước giúp thanh lọc cơ thể. Với những người bị sỏi thận, các chuyên gia y tế khuyên nên uống ít nhất 3 lít nước mỗi ngày. Điều này sẽ giúp thải lọc những viên sỏi nhỏ hoặc các chất dư thừa trong thận mà có thể hình thành sỏi.




Thứ Tư, 3 tháng 2, 2016

MELAMIN GÂY SỎI THẬN Ở TRẺ EM

Melamin là một bazơ hữu cơ, công thức hóa học là C3H6N6, tên hóa học là 1,3,5-Triazine-2,4,6-triamine, trong đó hàm lượng nitơ chiếm đến 66%.



Đây là một chất màu trắng, dạng bột tinh thể tan nhẹ trong nước. Melamin chỉ được phép dùng trong sản xuất công nghiệp (đồ chơi, đồ nội thất, gia dụng...) với nhiều đặc tính ưu việt như tính kết dính cao, kháng nhiệt tốt, không bị ăn mòn, không mùi vị... Ngoài ra, melamin còn được dùng để sản xuất phân bón.
Melamin được biết đến như một chất gây hại nếu nuốt, hít và hấp thụ qua da. Mắt, da và đường hô hấp có thể bị kích ứng khi tiếp xúc với melamin, nếu tiếp xúc lâu dài với melamin có thể bị ung thư và ảnh hưởng đến bộ phận sinh sản. Liều độc của melamin khá cao với LD 50 là hơn 3g/kg trọng lượng cơ thể.

TẠI SAO LẠI TRỘN MELAMIN VÀO SỮA

Hiện nay hàm lượng protein trong sữa được đánh giá dựa vào việc đo nồng độ một mình chất nitơ trong sữa bằng phương pháp Kjeldahl. Đây chính là lý do để một số nhà sản xuất thiếu lương tâm trộn melamin vào sữa bất chấp nguy hiểm có thể gây ra cho người dùng.

Để tăng lợi nhuận, người ta pha loãng sữa tươi với nước. Việc làm này khiến hàm lượng protein trong sữa bị giảm thấp. Tận dụng đặc tính chứa nhiều phân tử nitơ trong cấu trúc của melamin (66%) nên người ta đã trộn melamin vào sữa bị pha loãng để làm tăng nồng độ nitơ nhằm làm gia tăng một cách giả tạo hàm lượng protein trong sữa khiến các nhà kiểm định chất lượng và người tiêu dùng lầm tưởng rằng sữa có hàm lượng protein bình thường hoặc cao (tức là sữa vẫn nguyên chất, không bị pha nước).

Sự hình thành sỏi thận

Nếu chỉ có một mình melamin thì không độc trong những liều thấp, dựa vào một số nghiên cứu trên động vật, Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ (FDA) tính mức độ dung nạp an toàn cho cơ thể mỗi ngày (tolerable daily intake, hay TDI) của melamin là 0,63mg/kg thể trọng/ngày. Cần lưu ý là mức độ này được ước tính dựa trên kết quả nghiên cứu về tác động của melamin đối với động vật chứ chưa phải trên người, đặc biệt là đối tượng trẻ nhỏ. Riêng đối với trẻ nhỏ (trẻ ở giai đoạn còn sử dụng sữa là thức ăn chính) cũng là thời điểm chức năng thận chưa hoàn chỉnh. Vì vậy, nếu nguồn sữa bị nhiễm melamin thì trẻ càng nhỏ, nguy cơ nhiễm độc cũng như mức độ nguy hiểm càng cao và dễ tử vong.

Khi melamin vào cơ thể, chúng không được chuyển hóa tại gan mà đào thải trực tiếp qua thận. Trong máu, khi melamin gặp acid cyanuric, chúng sẽ phản ứng với nhau trong các ống thận, hình thành nên các chất kết tinh, các chất kết tinh này lớn dần gây ra tắc nghẽn làm cho ống thận không tạo được nước tiểu và cũng không đào thải được nước tiểu - đây chính là nguyên nhân dẫn đến suy thận, hoại tử thận, thậm chí là tử vong, đặc biệt ở trẻ nhỏ.

Dấu hiệu nhận biết bệnh sỏi thận do MELAMIN

Dấu hiệu nhiễm độc melamin giai đoạn đầu rất khó nhận biết. Chỉ được nhận dạng khi đã hình thành sỏi thận. Lúc này, trẻ có thể có những triệu chứng sau: kích thích, khóc hoặc đau khi đi tiểu; tiểu ít hoặc không tiểu được, thậm chí đi tiểu ra máu. Ngoài ra, có thể kèm theo các dấu hiệu nhiễm khuẩn đường niệu: sốt, tiểu đục, tiểu gắt, mệt mỏi, biếng ăn, chậm tăng cân, cao huyết áp; và về lâu dài sẽ dẫn đến suy thận.

Trung tâm Quốc tế nghiên cứu ung thư (IARC) đã có kết luận rằng có bằng chứng trên động vật thí nghiệm cho thấy, melamin có sản sinh chất gây ung thư trong cùng điều kiện mà nó sản sinh ra sỏi bàng quang.



CHÚNG TA CẦN LÀM GÌ?

Nuôi con bằng sữa ngoài có quá nhiều rủi ro. Đó là thông điệp mà WHO đưa ra vào thời điểm này. Tuy nhiên, sữa là nguồn thực phẩm không thể thiếu trong sự phát triển của trẻ nhỏ. Vì vậy ngoài nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu, các bà mẹ nên lựa chọn các loại sữa đã được kiểm định để dùng cho trẻ. Nếu thấy trẻ có các biểu hiện như trên, hoặc đã từng dùng sản phẩm sữa được công bố có melamin cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế có uy tín để được khám và tư vấn.

Điều cuối cùng cần lưu ý, không chỉ sữa mà các sản phẩm từ sữa như sữa chua, bánh quy, phomát... đều có nguy cơ nhiễm gây độc nếu được làm từ sữa có melamin. Vì vậy với các sản phẩm này cũng cần chọn các sản phẩm có nhãn mác và đã được kiểm định bởi các cơ quan có trách nhiệm.

Thứ Ba, 2 tháng 2, 2016

THẬN ĐA NANG - TRIỆU CHỨNG VÀ ĐIỀU TRỊ

THẬN ĐA NANG:


Đây là một căn bệnh di truyền, biểu hiện là có nhiều nang chứa dịch xâm lấn cả vỏ thận lẫn tủy thận. Hiện chưa có thuốc đặc hiệu điều trị thận đa nang. Tuy nhiên, nếu hiểu biết về bệnh thận và biết cách đề phòng biến chứng, bệnh nhân vẫn có thể sống an toàn tới 70-75 tuổi.

Nguyên nhân gây bệnh hiện chưa được xác định rõ. Để chuẩn đoán xác định bệnh thường phải xem tính chất gia đình, hoặc khi người bệnh có thể cảm thấy hoặc hoặc sờ thấy ở cả 2 bên vùng hạ sườn - thắt lưng có khối u.

TRIỆU CHỨNG THẬN ĐA NANG

Đau: cảm giác đau thường âm ỉ nhưng cũng có khi dữ dội, đau lan ra trước bụng và lên ngực.
Tiểu ra máu: do nang bị vỡ hoặc do có sỏi thận kèm theo.
Tăng huyết áp: do các động mạch trong thận bị chèn ép.
Viêm đường tiết niệu: thường là viêm bể thận và thận, rất nặng.
Suy thận ở các mức độ khác nhau.
Có sỏi uric do tổn thương biểu mô ống thận, làm giảm hấp thu axit uric.




PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ THẬN ĐA NANG



Phương pháp chủ yếu chữa thận đa nang là điều trị nội khoa đề phòng biến chứng, cụ thể là:
- Theo dõi diễn biến của bệnh một cách kịp thời.
- Có chế độ ăn uống hợp lý, không bia rượu, không thuốc lá, ít thịt, giảm mỡ và tăng cường hoa quả.
- Tránh lao động quá nặng nhọc: đặc biệt phải đề phòng tai nạn va đập mạnh vào vùng thận.
- Làm hạ huyết áp.
- Điều trị sỏi uric bằng cách hạn chế muối.
- Đề phòng nhiểm khuẩn niệu và điều trị kịp thời viêm nhiễm.
- Khi thận bị suy, tùy theo mức độ suy thận, người bệnh cần ăn nhạt, kiêng mỡ, giảm chất đạm; dùng thuốc chống tăng huyết áp, chống thiếu máu...
- Người mắc bệnh thận đa nang chỉ được chỉ định mổ khi sỏi làm tắc đường tiết niệu hoặc nang bị nhiễm khuẩn, chảy máu không khống chế được. Với bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối, phải chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận.
- Trong trường hợp bệnh nhân có tiểu ra máu là đã có biến chứng do vỡ nang thông vào đường tiểu. Cần điều trị thuốc cầm máu trước, nếu không có kết quả cần phẫu thuật cầm máu:
+ Khi nang nhỏ, không biến chứng thì chưa cần can thiệp, cần theo dõi định kì.
+ Khi nang lớn, không biến chứng, điều trị nội khoa không ổn thì cần can thiệp phẫu thuật cắt nang gây ra biến chứng (vì có hàng trăm nang trong thận không thể cắt hết được)
+ Khi có suy thận giai đoạn cuối thì chỉ định chạy thận nhân tạo và chuẩn bị ghép thận.
+ Người cho và người nhận thận phải được xét nghiệm xem có phù hợp về mặt mô học hay không.
+ Bệnh thận đa nang nên theo dõi và điều trị ở những bệnh viện có trang bị thận nhân tạo và có khả năng ghép thận.

Thứ Bảy, 30 tháng 1, 2016

5 sai lầm khi điều trị sỏi thận, sỏi mật

Sỏi thường không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây đau đớn và ảnh hưởng tới cuộc sống người bệnh. Quá trình điều trị có thể vấp phải nhiều trở ngại nếu người bệnh vẫn giữ những quan niệm dưới đây:


Ít ăn mặn thì không bị sỏi

Sỏi tiết niệu dễ hình thành nếu người bệnh ăn quá mặn. Tuy nhiên, sỏi vẫn xuất hiện nếu bạn giữ thói quen ít uống nước, lười vận động hay do bẩm sinh nước tiểu không trung hòa được các tinh thể khoáng cặn.

Hiện tượng táo bón cũng tạo ra cơ hội cho vi trùng đường ruột phát triển, dẫn đến viêm tá tràng, túi mật và ống mật, làm cho mật dễ lắng xuống và tạo thành sỏi.

Sử dụng bài thuốc dân gian

Đau đớn vì sỏi thận, sỏi mật, nhiều bệnh nhân tìm đến các bài thuốc dân gian có thể bài sỏi tức thời. Tuy nhiên, thuốc nam thường giúp cơ thể bài thải cặn sỏi, chứ không làm tan sỏi lớn. Một số bài thuốc tan sỏi thực chất chỉ có tác dụng lợi tiểu và vô hiệu trước khối sỏi lớn.

Bên cạnh thuốc nam, một số đông dược như kim tiền thảo được ứng dụng điều trị khá phổ biến. Tuy nhiên, cây thuốc này chỉ có tác dụng ức chế sỏi hình thành, còn tác dụng giảm đau, kháng viêm khá hạn chế. Thông thường, bệnh nhân phải kết hợp nhiều vị thuốc khác để có hiệu quả cao.

Chỉ cần điều trị nội khoa

Đối với trường hợp sỏi có kích thước nhỏ (dưới 10mm), người bệnh có thể điều trị bằng các phương pháp nội khoa, sử dụng các dược liệu an toàn cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu kích thước sỏi lớn, bác sĩ thường chỉ định các phương pháp hiện đại như mổ nội soi, tán sỏi.

Ngoài ra, cần kết hợp uống thuốc, chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý để hỗ trợ điều trị.

Người bệnh nên đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa tiết niệu khi có các triệu chứng của sỏi thận (đau sườn hoặc đau lưng tăng dần, đau bụng co thắt, tiểu đau, tiểu dắt, nước tiểu có máu hoặc màu bất thường...) hoặc sỏi mật (đau dữ dội ở hạ sườn phải lan ra lưng, bả vai và thượng vị; sốt nóng và rét run, vàng da, vàng mắt, phân bạc màu...). Không nên tham khảo thuốc của người từng mắc bệnh, tự ý điều trị làm rối loạn hấp thu, ảnh hưởng xấu đến gan và thận.

Chỉ tán khi sỏi to

Tâm lý đợi sỏi to rồi đi tán sỏi một lần cho tiện khá phổ biến. Một số bệnh nhân chủ quan không chữa trị ngay từ đầu, mà ỷ lại vào tiểu phẫu tán sỏi. Tuy nhiên, kích thước sỏi càng lớn, nguy cơ biến chứng càng cao và chi phí điều trị thường tốn kém.

Viên sỏi thận lớn có thể gây nghẽn đường tiết niệu, suy thận cấp tính và mãn tính nếu kết hợp viêm nhiễm. Đối với sỏi mật, người bệnh có thể gặp các biến chứng nguy hiểm phải can thiệp bằng ngoại khoa như viêm túi mật cấp, viêm màng bụng, viêm đường dẫn mật, tích nước túi mật, rò mật vào các tạng trong ổ bụng, xơ gan do ứ mật...

Sỏi không tái phát sau khi tán

Phương pháp tán sỏi chỉ đặc trị những viên sỏi lớn, chứ không ngăn cản quá trình hình thành sỏi về sau. Để tránh tái phát, bệnh nhân cần phòng ngừa bằng cách thay đổi lối sống, hạn chế ăn mặn và chất béo giàu cholesterol, uống nhiều nước, tập thể dục thường xuyên...

Thứ Sáu, 29 tháng 1, 2016

ĐỪNG LO KHI MẮC THẬN Ứ NƯỚC

Thận ứ nước là tổn thương làm cho thận bị giãn và sưng to. Ứ nước có thể chỉ ở một bên thận hoặc ở cả hai bên. Bệnh có thể gây suy giảm chức năng thận, gây tổn thương cấu trúc tế bào thận. Các tổn thương này có thể hồi phục nếu giải quyết nhanh, thận hết ứ nước. Trái lại nếu thận ứ nước kéo dài nhiều tuần, tổn thương là vĩnh viễn.

Các bệnh gây ứ nước ở thận

Có nhiều bệnh là nguyên nhân gây ứ nước ở thận: sỏi thận gây tắc nghẽn niệu quản; nếu là sỏi nhỏ, nó di chuyển từ thận xuống bàng quang, nhưng nếu hòn sỏi quá to sẽ gây tắc nghẽn niệu quản, làm cho nước tiểu sẽ ứ lại trên chỗ tắc; trong khi thận vẫn tiếp tục lọc ra nước tiểu mà niệu quản bị tắc, không xuống được bàng quang nên thận bị ứ nước, giãn to. Niệu quản bị hẹp do vết sẹo mổ lấy sỏi thận trước đó cũng gây tắc nghẽn làm thận ứ nước. Ung thư bàng quang, sỏi bàng quang, cổ bàng quang co bất thường cũng gây tắc nghẽn lối nước tiểu từ quàng quang ra niệu đạo, kết quả là nước tiểu ứ lại từ bàng quang, làm thận bị ứ nước. Niệu đạo hẹp do bị viêm nhiễm, do sỏi cũng gây ứ nước thận.

Các khối u từ bên ngoài đường tiết niệu chèn ép niệu quản và ngăn chặn dòng chảy của nước tiểu. Ung thư cổ tử cung, ung thư tuyến tiền liệt, phụ nữ mang thai, sa tử cung... Rối loạn chức năng của bàng quang do u não, tổn thương tủy sống hoặc những khối u, bệnh đa xơ cứng và bệnh đái tháo đường... gây trào ngược bàng quang niệu quản làm thận ứ nước. 


Dấu hiệu của thận ứ nước

Nếu thận bị ứ nước cấp tính, thường có các triệu chứng: đau bụng do sỏi thận di chuyển xuống niệu quản cọ xát gây đau, hoặc viên sỏi mắc kẹt tại chỗ niệu quản bị hẹp gây đau. Đau khởi phát ở hông lưng hoặc sườn lưng lan tới háng, kèm theo nôn, buồn nôn và vã mồ hôi. Đau từng cơn, đau nhiều làm cho bệnh nhân quằn quại hoặc cuộn người lại vì đau đớn. Có thể có máu trong nước tiểu.

Trường hợp thận ứ nước mạn tính, thận giãn to dần trong thời gian dài và có thể không có triệu chứng gì. Nếu có các khối u ở xương chậu hoặc bàng quang gây chèn ép có thể phát triển âm thầm, bệnh nhân có thể có các triệu chứng suy thận: mệt mỏi, buồn nôn và nôn, do rối loạn các chất điện giải natri, kali, canxi, bệnh nhân còn bị rối loạn nhịp tim, co thắt cơ bắp.

Xét nghiệm có thể được yêu cầu là: xét nghiệm nước tiểu để phát hiện máu, vi khuẩn gây nhiễm khuẩn hay các tế bào ung thư. Chụp cắt lớp thấy thận bị ứ nước, phát hiện thấy sỏi. Siêu âm thấy thận bị ứ nước.

Những giải pháp tích cực

Khi bị thận ứ nước, bệnh nhân không nên quá lo lắng bi quan, trái lại cần phải bình tĩnh lạc quan để loại bỏ bệnh tật. Cơ sở của sự lạc quan đó là: khoa học ngày nay có nhiều phương pháp điều trị bệnh thận ứ nước mà bệnh nhân có thể hy vọng được chữa khỏi bệnh.

Mục tiêu điều trị là thông lại dòng chảy tự do của nước tiểu từ thận xuống bàng quang và ra ngoài; làm giảm sưng và giảm áp lực để ngăn chặn suy giảm chức năng thận. Bệnh nhân cần được giảm thiểu đau đớn và ngăn ngừa nhiễm khuẩn đường tiểu. Phẫu thuật để lấy sỏi niệu quản, loại bỏ khối u gây tắc nghẽn niệu quản. Nhiều trường hợp bệnh nhân có thể được tán sỏi bằng tia lase chứ không cần phải mổ. Sóng xung kích bắn vào viên sỏi, làm nó vỡ ra nhiều mảnh nhỏ có thể đi qua đường tiết niệu trong nước tiểu. Nếu bệnh nhân bị bí tiểu và bàng quang mở rộng như là một nguyên nhân gây ứ nước, có thể đặt ống thông bàng quang để tháo nước tiểu giảm áp lực nước tiểu cho thận và giảm đau cho bệnh nhân. Các bệnh nhân bị hẹp niệu quản hay sỏi niệu quản mà có khó khăn để loại bỏ, bác sĩ có thể đặt một stent vào niệu quản đi qua các vật cản và thông dòng nước tiểu chảy từ thận xuống để ra ngoài. Nếu không đặt được stent, biện pháp thay thế là gắn một ống soi thận qua da. Kỹ thuật này là đặt một ống thông qua các khe gian sườn trực tiếp vào thận để tháo nước tiểu ra ngoài, làm cho thận hết bị giãn căng và giảm đau cho bệnh nhân.


Lời khuyên của thầy thuốc

Thận ứ nước có thể phòng tránh được bằng cách tránh các bệnh là nguyên nhân gây ứ nước thận. Chẳng hạn những người bị sỏi thận có thể loại bỏ sỏi bằng cách uống nhiều nước hàng ngày. Nước có thể dùng là nước đun sôi để nguội, nước nấu các loại thuốc Nam có tác dụng làm tan sỏi như: nước râu ngô, nước sắc bông mã đề, nước sắc kim tiền thảo...

Cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn tiết niệu như: sống chung thủy một vợ một chồng; không quan hệ tình dục với gái mại dâm; vệ sinh bộ phận sinh dục trước và sau quan hệ tình dục; tránh tắm rửa ngâm mình trong nước ao hồ bị ô nhiễm; phụ nữ cần vệ sinh đúng cách: chỉ lau rửa vùng kín từ trước ra sau không lau rửa từ sau về trước... để tránh nhiễm khuẩn tiết niệu ngược dòng dẫn đến chít hẹp đường tiết niệu và gây ứ nước thận.

Thứ Năm, 28 tháng 1, 2016

Khái quát chung về bệnh sỏi mật

1./Giới thiệu chung

Mật là một chất lỏng màu nâu, thành phần gồm muối mật, cholesterol, bilirubin và lecithin. Lecithin là chất màu nâu sậm làm mật và phân có màu nâu. Túi mật là một túi có dạng hìnhlê nằm ở bên dưới gan. Nó là nơi dự trữ mật do gan bài tiết ra. Trong bữa ăn, túi mật co bóp để tống mật qua đường mật vào ruột non để giúp tiêu hóa thức ăn.

Sỏi mật là một khối cứng trong túi mật. Nó được tạo nên khi những thành phần của mật kết tủa ra khỏi dung dịch và tạo nên vật thể. Sỏi mật cũng được tạo thành ki các đặc trưng vật lý có sự thay đổi làm cho cholesterol bị giảm tính hòa tan.

Sỏi mật có thể nhỏ như hạt cát (sạn túi mật) hay lớn bằng trái banh golf. Túi mật có thể tạo nên một sỏi mật lớn, hàng trăm những sỏi nhỏ hay hỗn hợp cả hai loại.


2./Phân loại và nguyên nhân gây ra bệnh

Có hai loại sỏi mật, là sỏi cholesterol và sỏi sắc tố (hay còn gọi là sỏi mật biliburin).
+ Sỏi cholesterol: Sự gia tăng số lượng cholesterol trong mật làm quá khả năng hòa tan của muối mật sẽ dẫn tới hình thành sỏi cholesterol. Tương tự vậy, sự giảm số lượng muối mật cũng thúc đẩy việc hình thành sỏi cholesterol. Loại bệnh này thường gặp ở Hoa Kỳ và Tây Âu.
+ Sỏi sắc tố: Thường liên quan tới tình trạng nhiễm trùng mạn tính ở đường mật. Điều này thường thấy nhất ở các quốc gia Châu Á, nơi mà tình trạng nhiễm ký sinh trùng đường mật thường gặp.

Sỏi sắc tố đen: xảy ra khi có quá nhiều biliburin trong mật, khiến chúng bám vào các khoáng chất khác như canxi và hình thành sắc tố. Theo thời gian, các hạt này bắt đầu lớn lên và trở thành sỏi sắc tố đen, cứng, có dạng như đá.

Sỏi sắc tố nâu: xảy ra khi vi khuẩn từ tá tràng (phần đầu tiên của ruột non) xâm nhập vào túi mật, làm thay đổi cấu trúc biliburin. Sau đó, biliburin kết hợp với canxi và chất béo trong mật, hình thành sỏi sắc tố nâu.

3./Triệu chứng

Tùy thuộc vào kích thước, số lượng, cũng như vị trí sỏi mật, mức độ nghiêm trọng của triệu chứng có thể khác nhau, bao gồm:

+ Đau bụng: với tính chất đau ở vùng hạ sườn phải, kiểu đau quặn gan.
Thường xảy ra sau bữa ăn nhiều mỡ, đau nhiều về đêm khoảng 23-24 giờ.
Khi đau kèm theo nôn, bệnh nhân không dám thở mạnh.
Cơn đau kéo dài vài giờ đến vài ngày.
+ Rối loạn tiêu hoá: chậm tiêu, bụng trướng hơi, bệnh nhân sợ mỡ, táo bón hoặc tiêu chảy sau bữa ăn.
+ Cơn đau nửa đầu: đau nửa đầu dữ dội, khi đau có nôn nhiều.
+ Sốt do bị viêm đường mật, túi mật, sốt cao đột ngột kéo dài vài 3 giờ:
Sốt và đau hạ sường phải đi đôi với nhau, nếu đau nhiều thì sốt cao.
Có khi sốt kéo dài vài tuần, hằng tháng.
Có khi sốt nhẹ 37.5 – 38 độ C.
Nếu không viêm thì không sốt.
+ Vàng da và niêm mạc xảy ra sau đau và sốt 1-2 ngày:
Vàng da kiểu tắc mật gồm da, niêm mạc vàng, nước tiểu vàng, phân bạc màu.
Vàng da có ngứa, thuốc chống ngứa không kết quả, mạch chậm.
Vàng da mất đi chậm hơn đau và sốt.

4./Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh

Những nhóm người sau đây có nguy cơ phát triển sỏi mật:

+ Xảy ra ở nữ giới nhiều hơn nam và có xu hướng tăng dần theo độ tuổi.
+ Người béo phì, phụ nữ sinh đẻ nhiều, dùng thuốc tránh thai kéo dài,…
+ Những người làm văn phòng, lao động trí óc, ít vận động, ít chơi thể thao.
+ Những người đã bị mổ cắt dạ dày, cắt đoạn ruột,…
+ Những người mắc bệnh nhiễm ký sinh trùng, đặc biệt là giun sán.
+ Những người ăn uống thất thường, hay ăn về khuya, hay ăn nhiều mỡ,…


5./Cách phòng bệnh 

Bệnh sỏi mật có nhiều tác động xấu đến sức khỏe và chất lượng sống của người bệnh nên việc phòng ngừa căn bệnh này là điều rất cần thiết. Dưới đây là những cách ngăn ngừa sự hình thành sỏi mật:

+ Kiểm soát cân nặng: Những người béo phì thường có nguy cơ mắc bệnh rất cao do có thói quen tiêu thụ thức ăn chứa nhiều chất béo động vật và cholesterol. Bởi thế cho nên bạn phải luôn kiểm soát cân nặng của mình ở mức bình thường, đừng để tăng cân quá mức nhưng cũng đừng giảm cân quá nhanh chóng nhằm phòng ngừa bệnh sỏi mật một cách hiệu quả.

+ Ăn uống lành mạnh:

Một chế độ ăn uống ít chất béo, giàu chất xơ không chỉ giúp bạn giảm cân mà còn giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh sỏi mật một cách hữu hiệu. Bạn nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như trái cây tươi, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt…

Hạn chế ăn các thực phẩm có nhiều cholesterol và chất béo như thịt đỏ, xúc xích, thịt bò, bơ và mỡ heo.

Tăng cường hấp thụ chất đạm để chống thoái hóa mỡ tế bào gan vì cholin và methionin có trong chất đạm còn được gọi là những chất tiêu mỡ có tác dụng chuyển hóa các chất béo từ gan đến kho dự trữ mỡ dưới da.

Ăn thức ăn giàu đường bột, vừa dễ tiêu mà lại không ảnh hưởng đến mật.

+ Thường xuyên tập thể dục:

Tập thể dục thường xuyên có thể giúp giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể và do đó có thể giúp ngăn ngừa bệnh sỏi mật rất tốt.

Tập thể dục cũng là cách tốt nhất chống lại béo phì và bệnh tiểu đường (hai yếu tố gây nên nguy cơ mắc bệnh sỏi mật).

Bạn nên dành ra một khoảng thời gian ít nhất 30 phút để vân động cơ thể mỗi ngày nhằm giữ cho cơ thể luôn khỏe mạnh.

+ Tránh một số loại thuốc: Một số loại thuốc có thể gây nguy cơ mắc bệnh sỏi mật mà bạn cần phải tránh, bao gồm cả thuốc giảm cholesterol (như gemfibrozil, fenofibrate) và thuốc uống tăng lượng estrogen cho cơ thể.

Đối với nước ta, nhiễm khuẩn đường mật vẫn còn là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hình thành sỏi mật, đặc biệt là nhiễm ký sinh trùng đường mật.

Do đó, một số biện pháp phòng bệnh hiệu quả có thể kể thêm là:

- Ăn uống vệ sinh: ăn uống thức ăn đã nấu chín.
- Tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần.
- Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Không nên ăn thức ăn đường phố.
- Trẻ em hạn chế ăn quà vặt cổng trường.
- Đối với người có tiền sử giun chui ống mật cần tẩy giun định kỳ 2 lần trong một năm.