Thịt tắc kè:
Theo kinh nghiệm y học cổ truyền, người bị sỏi ở hệ thống tiết niệu nên ăn thịt tắc kè. "Bản thảo kinh sơ" có giải thích: "Thịt tắc kè có tác dụng chính là chữa lâm lịch, thông tiểu". Vì thế, người bị sỏi ở hệ thống tiết niệu nên ăn thịt tắc kè.
Kiwi:
Quả Kiwi có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tán ứ thông lâm. Người bị sỏi niệu đạo và viêm nhiễm niệu đạo cấp tính nên ăn quả Kiwi. Trong "Khai bảo bản thảo" đã sớm ghi nhận: "Kiwi dứt cơn khát, giải phiền nhiệt, hạ thạch lâm"
Cỏ linh lăng:
Cỏ linh lăng có thể tiêu trừ sỏi bàng quang, nhất là người bệnh sỏi bàng quang do purin nên ăn món này. Rễ cỏ linh lăng cũng thích hợp với người bị sỏi ở hệ thống tiết niệu, có khả năng thanh thấp nhiệt, lợi tiểu.
Hướng dương:
Lõi cành cây hướng dương có tác dụng chữa chứng tiểu ra máu, sỏi đường tiết niệu, tiểu tiện không thông...Vỏ hạt hướng dương chữa chứng ù tai.
Viêm đường tiết niệu và sỏi tiết niệu: Lõi cành hướng dương 15g sắc uống. Hoặc dùng đài hoa hướng dương sắc uống. Rễ hướng dương tươi 30g sắc uống.
Để chữa ù tai do thận hư: Vỏ hạt hướng dương 9-15g sắc uống. Hoặc cũng có thể dùng đài hoa hướng dương 15g, hà thủ ô 6g, thục địa 9g, sắc uống.
Ngoài ra có thể chữa phù thũng, tiểu tiện không thông, rễ hướng dương 15g, vỏ bí đao 30g sắc uống hàng ngày.
Chú ý: Phụ nữ có thai không được dùng vì có thể gây sảy thai.
0 nhận xét: