Thứ Bảy, 27 tháng 2, 2016

9 THÓI QUEN GÂY HẠI CHO THẬN

Khi bạn phàn nàn về cơ thể của mình, thường là đang có nhiều bệnh khác nhau. Trên thực tế, những bệnh tật xảy đến với bạn đều khởi phát từ những gì bạn đối xử với cơ thể mình. Hãy chú ý đến những thói quen, có những thói quen bất lợi mà bạn cần phải từ bỏ.

Khi bạn phàn nàn về cơ thể của mình, thường là đang có nhiều bệnh khác nhau. Trên thực tế, những bệnh tật xảy đến với bạn đều khởi phát từ những gì bạn đối xử với cơ thể mình. Hãy chú ý đến những thói quen, có những thói quen bất lợi mà bạn cần phải từ bỏ. 9 thói quen dưới đây mà bạn rất dễ mắc phải có thể phá hủy thận của bạn.

1. Không thích uống nước

Hầu hết đàn ông đều ít quan tâm đến việc uống nước, thậm chí nghĩ rằng nó không quan trọng, nhưng trên thực tế suy nghĩ này gây ra những thiệt hại đáng kể cho cơ thể. Xử lý chất thải của quá trình trao đổi chất là chức năng quan trọng của gan và thận. Thận là cơ bộ phận quan trọng nhất, là trung gian hòa giải của nước trong cơ thể, cân bằng điện giải, trao đổi chất, và các hoạt động sinh lý tạo ra bởi chất thải bên trong nước tiểu. Để đảm bảo các tính năng này, chúng cần đủ nước để phụ trợ.

Giải pháp: Nuôi dưỡng thói quen uống nhiều nước để pha loãng nước tiểu. Nước tiểu được bài tiết nhanh chóng không chỉ giúp ngăn ngừa sỏi mà còn “làm nhạt” nước tiểu khi ăn quá nhiều muối.


2. Tiêu thụ thực phẩm không khoa học

Ăn mật cá (mật cá chép) là nguyên nhân phổ biến gây suy thận cấp. Nhưng nhiều người vì tò mò, thậm chí mù quáng dùng những bộ phận này như một giải pháp điều trị chứng bất lực theo mẹo dân gian. Trong thực tế, trong túi mật có chứa chất axit aristolochic và các độc tính khác không chỉ gây hại lớn cho thận mà cả các bộ phận khác của cơ thể.

Giải pháp: Theo dân gian, mật có có khả năng kích thích tình dục, có thể giải độc hoặc hiệu quả trong điều trị mụn trứng cá. Nhưng khi chưa có xác minh của y học hiện đại hay những nhà y học thì không nên tự ý dùng.

3. Uống các đồ uống khác thay vì uống nước

Hầu hết đàn ông không thích nước vì chúng vô vị, nhạt nhẽo. Trong khi đó, nước giải khát, nước ngọt và các đồ uống có ga hay cà phê và thức uống lại hấp dẫn và ngon miệng hơn nhiều. Do đó chúng được lựa chọn như một giải pháp thay thế tốt nhất cho nước sôi. Tuy nhiên, các loại đồ uống có chứa caffeine, thường dẫn đến tăng huyết áp, mà huyết áp cao là một yếu tố quan trọng trong chấn thương thận.

Giải pháp: Hãy cố gắng uống thêm nước đun sôi thay vì lựa chọn đồ uống thay thế. Rèn luyện thói quen uống tám ly nước mỗi ngày để góp phần đảo thải độc tố, tạo điều kiện thuận lợi cho bài tiết kịp thời, thường xuyên.

4.Tiêu thụ trái cây và rau quả không thích hợp

Đối với hầu hết mọi người thì tiêu thụ trái cây và rau quả là lành mạnh. Tuy nhiên với những người có rối loạn chức năng thận mãn tính thì trái cây và rau quả (nhất là những thực phẩm giàu kali) được coi như huyết áp tự nhiên làm thiệt hại thận. Trong thực tế, đối với những người có chức năng thận kém thì cần tránh bổ sung thêm thành phần kali gây tăng thận, làm tổn hại thận.

Giải pháp: Nếu bạn bị rối loạn chức năng thận mạn tính, cần lưu ý tới việc tiêu thụ trái cây và rau quả để tránh ảnh hưởng đến thận. Không uống quá nhiều trái cây và nước ép, súp lẩu, món canh rau và ăn sáng thích hợp.
5. Ăn quá nhiều thịt

Hiệp hội Thực phẩm Hoa Kỳ đã cho thấy rằng con người hàng ngày chỉ nên tiêu thụ 0,8 g protein cho mỗi kg trọng lượng cơ thể, có nghĩa là một người nặng 50 kg thì chỉ nên tiêu thụ 40 gram protein một ngày. Tránh dung nạp quá nhiều gây ra thiệt hại đến thận.

Giải pháp: Bữa ăn có thịt và đậu nành cần phải được kiểm soát ở mức khoảng 0,5 cm độ dày của viêm thận mãn tính.

6. Lạm dụng thuốc giảm đau

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sử dụng thuốc giảm đau lâu dài làm giảm tốc độ dòng chảy trong máu của cơ thể, do đó, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng thận. Ngoài ra, việc lạm dụng thuốc giảm đau của bệnh nhân suy thận cũng dễ dẫn đến ung thư bàng quang.

Giải pháp: Bất kể loại thuốc giảm đau cũng không thích hợp để sử dụng lâu dài, việc sử dụng thường xuyên cần phải được kiểm tra kỹ lưỡng bởi bác sỹ chuyên khoa.


7.Thích uống bia

Nếu bạn đã bị bệnh thận mà lại uống bia số lượng lớn sẽ làm lắng đọng axit uric dẫn đến tắc nghẽn ống thận, gây suy thận.

Giải pháp: Kiểm soát lượng bia dung nạp vào cơ thể, đặc biệt là bệnh nhân bệnh thận.

8. Ăn quá nhiều muối

Muối được cho là thủ phạm gây gánh nặng cho thận. 95 % muối trong chế độ ăn uống được chuyển hóa bởi thận, nếu không kịp đào thải nó sẽ tiếp tục tăng thêm gánh nặng, dẫn đến giảm chức năng thận.

Theo các nghiên cứu khoa học thì lượng muối trong cơ thể nên được kiểm soát dưới 6 gam, trong đó có 3g có thể được trực tiếp dung nạp từ thức ăn hàng ngày, từ gia vị thực phẩm nên được duy trì ở mức ít hơn 3-5 g.

9.Cao huyết áp gây ra nhiều áp lực

Huyết áp cao đã trở thành một mối đe dọa sức khỏe lớn cho những công dân hiện đại, một phần lớn bị gây ra bởi quá nhiều áp lực cuộc sống và công việc, do đó gián tiếp ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của thận.

Giải pháp: Những người trẻ tuổi ít có nguy cơ bị cao huyết áp. Tuy nhiên cần phải biết cách phòng tránh và bảo vệ mình, tránh sự đè nặng của áp lực cuộc sống hay khiến cho bản thân quá tải vì công việc.









Thứ Năm, 18 tháng 2, 2016

Sỏi Thận Dễ Dẫn Đến Suy Thận

Sỏi thận là bệnh thường gặp, không khó chữa và ít nguy hiểm tuy nhiên sỏi thận lại là nguyên nhân hàng đầu gây ra suy thận - căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng tới nhiều chức năng của cơ thể và tính mạng bệnh nhân, suy thận giai đoạn cuối bệnh nhân thậm chí phải chạy thận nhân tạo để duy trì cuộc sống.

Vì vậy, khi bị sỏi thận bệnh nhân phải hết sức lưu ý để bệnh không gây ra biến chứng suy thận.


Tại sao sỏi thận lại gây ra suy thận

Bệnh sỏi thận hình thành là do sự tăng quá mức nồng độ các chất khoáng như canxi, oxalat, muối urat, natri, cystine hay phốt pho. Những chất này lắng đọng trong đài, bể thận và kết thành sỏi. Những viên nhỏ có thể tự ra ngoài theo nước tiểu mà không gây triệu chứng gì. Những viên lớn hơn có thể vẫn di chuyển được theo dòng nước tiểu nhưng gây đau đớn và chảy máu đường tiết niệu, hay mắc lại ở những chỗ hẹp của niệu quản, gây viêm tắc niệu quản, bí tiểu. Những viên có bề mặt xù xì, lởm chởm, sắc nhọn rất dễ làm tổn thương thận là điều kiện tốt cho vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nhiễm đường tiểu. Người bệnh sẽ thấy đau lưng, đái buốt, đái dắt, đái đục. Khi sỏi xuất hiện ở hai bên thận kết hợp với đường tiểu bị viêm nhiễm nặng sẽ khiến chức năng thận bị suy giảm và dẫn đến suy thận.

Suy thận là trạng thái suy giảm chức năng của thận, bao gồm chức năng bài tiết lượng nước dư thừa trong cơ thể và bài tiết chất độc trong cơ thể do quá trình trao đổi chất gây ra, và kéo theo sự suy giảm chức năng sản xuất một vài hooc - môn do thận sinh ra. Suy thận ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe bệnh nhân như: gây ra các bệnh cao huyết áp, suy tim, nhồi máu cơ tim, viêm loét dạ dày, giảm sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục, gây vô sinh, giảm tuổi thọ và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Đặc biệt, khi khả năng lọc của thận chỉ còn từ 5 - 10% thì thận đi vào giai đoạn cuối và cần phải lọc thận nhân tạo hoặc ghép thận để duy trì

Những bệnh nhân bị sỏi thận nếu không được chữa trị sớm và kịp thời sẽ có nguy cơ bị suy thận rất cao.

Làm sao để tránh suy thận khi bị sỏi thận

Để tránh bị biến chứng suy thận thì việc điều trị sớm, nhanh chóng, dứt điểm và đặc biệt phục hồi chức năng thận là rất quan trọng. Ngoài ra, sỏi thận còn hay bị tái đi tái lại nhiều lần mà mỗi lần bệnh tái phát thì nguy cơ bị suy thận lại tăng lên vì vậy trong điều trị cũng cần lưu ý đến việc phòng tránh tái phát bệnh.

Để đảm bảo các tiêu chuẩn điều trị trên thì trong các thuốc điều trị sỏi thận hiện nay có thuốc cốm Sirnakarang là đạt hiệu quả cao trong điều trị nhanh, dứt điểm, phòng ngừa tái phát và giúp phục hồi chức năng thận. Thuốc cốm Sirnakarang chứa cao Kim Tiền Thảo có tác dụng làm ngưng sự gia tăng kích thước của hòn sỏi, đồng thời nhanh chóng bào mòn sỏi theo cơ chế “nước chảy đá mòn”. Không những thế, Sirnakarang còn có tác dụng pha loãng dòng nước tiểu, lợi tiểu giúp tống nhanh viên sỏi ra ngoài. Vì vậy Sirnakarang điều trị khỏi bệnh sỏi thận một cách nhanh chóng.

Mặt khác, thuốc cốm Sirnakarang còn có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, giảm đau hiệu quả từ đó ngăn ngừa các yếu tố nguy cơ gây ra suy thận giúp phòng tránh biến chứng này.

Thuốc cốm Sirnakarang có khả năng cân bằng lượng khoáng chất trong nước tiểu, kiểm soát tốt ngăn không cho các khoáng chất này phát triển vượt mức vì vậy có tác dụng trị bệnh sỏi thận dứt điểm, ngăn ngừa tái phát, không cho hình thành thêm các viên sỏi mới. Đối với những bệnh nhân sỏi thận sau khi phẫu thuật lấy sỏi hay tán sỏi,.. nên dùng thuốc cốm Sirnakarang để phòng ngừa bệnh tái đi tái.

Đặc biệt, thuốc cốm Sirnakarang có tác dụng phục hồi chức năng thận đã bị tổn thương do sỏi thận gây ra một cách hiệu quả từ đó ngăn chặn biến chứng suy thận và giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi sức khỏe.

Từ nhiều năm nay, các thầy thuốc đã sử dụng Sirnakarang trong điều trị sỏi cho rất nhiều bệnh nhân. Hầu hết bệnh nhân sử dụng đều cho thấy hiệu quả điều trị sỏi thận rõ rệt sau một thời gian như: hết sỏi, không thấy hình thành sỏi mới, chức năng thận được phục hồi khỏe mạnh...

Chữa sỏi thận không khó điều trị vì vậy hãy điều trị đúng cách sớm nhất có thể để hết sỏi và phục hồi chức năng thận, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.

Thứ Ba, 16 tháng 2, 2016

SỎI THẬN NÊN ĂN GÌ VÀ KHÔNG NÊN ĂN GÌ

Sỏi thận là một trong những bệnh thường gặp nhất trong các bệnh sỏi đường tiết niệu và người Việt Nam lại thường để bệnh trạng rất nặng mới tới bệnh viện chữa trị, gây nên những hậu quả khá nặng nề…ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe sinh hoạt của bệnh nhân. Nếu bệnh nhân bị nhẹ các sỏi thận đang còn nhỏ thì có thể tự ra ngoài theo đường đại tiện. Nhưng nếu sỏi thận lớn sẽ gây chèn ép các ống dẫn nước tiểu hoặc bị nghẽn trong bàng quang gây đau đớn cho bệnh nhân. Bệnh nhân có thể phải phẫu thuật để lấy sỏi ra ngoài. Vậy chế độ dinh dưỡng có tác động gì tới bệnh sỏi thận không? Bạn có thể tìm hiểu thêm dưới bài viết sau đây: 


SỎI THẬN NÊN ĂN GÌ VÀ KHÔNG NÊN ĂN GÌ

Sỏi thận được gây ra bởi các tinh thể hay các chất có thể kết tủa lại với nhau trong nước tiểu, Các tinh thể nhỏ thì tự ra ngoài được nhưng các tinh thể lớn và tích tụ ngày càng to ra thì không thể tự ra ngoài đượcgây đau và cần được điều trị bằng y tế. Dinh dưỡng cũng rất quan trọng đối với những người bị bệnh sỏi thận. Đối với những người bị bệnh sỏi thận thì không nên ăn những thực phẩm có chứ oxalat trong chế độ ăn hàng ngày. Oxalat là một axit hữu cơ tự nhiên có trong thực vật, động vật và cả con người. Người bệnh sỏi thận cũng được đề nghị khiêng các thực phẩm làm tăng axit uric và canxi. Vì cả hai axit uric và canxi có thể làm trầm trọng hơn các triệu chứng của bệnh sỏi thận.

Các thực phẩm nên tránh khi bị sỏi thận 

Với người sỏi thận, dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp kiểm soát huyết áp, cân nặng, cholesterol và hàm lượng đường trong máu, ngăn ngừa sự phát triển của bệnh. Dưới đây là một số thực phẩm người bị sỏi thận nên hạn chế:

1. Một số loại rau quả

Trong khi cố gắng để loại bỏ các loại thực phẩm có chứa oxalate từ thịt thì cũng lưu ý một số loại rau quả có thể là “tòng phạm” gây nên sỏi thận. Ví như cần tây, tỏi tây, đậu bắp, củ cải, đậu, rau cải, khoai lang, đậu xanh, bí, cải xoăn, rau bina, cải xoong, ớt, cà tím, đậu tương. Các loại rau làm tăng axit uric bao gồm đậu, súp lơ, rau bina, măng tây và nấm.

2. Các loại thịt và thịt gia cầm

Các thực phẩm làm tăng axit uric bao gồm: Cá trích, cá mòi, cá cơm, nội tạng động vật bao gồm cả gan và lá lách. Cần hạn chế sò điệp vì chúng giàu canxi. Những người đang điều trị bệnh sỏi thận cần hạn chế số lượng thịt tiêu thụ mỗi bữa ăn. Nhiều protein trong chế độ ăn uống sẽ khiến lượng oxalate trong nước tiểu tăng lên, hình thành các loại sỏi.

3. Muối 

Những nghiên cứu cho thấy việc giảm lượng muối trong chế độ ăn cũng có thể cắt giảm lượng oxalate trong nước tiểu, chính vì thế nên bạn nên chú ý tới lượng muối ăn hàng ngày không nên ăn quá nhiều và tập thói quen ăn nhạt sẽ rất tốt cho cơ thể không riêng gì phòng tránh mình bệnh sỏi thận. 

4. Trái cây

Trái cây có hàm lượng oxalat cao bao gồm quả việt quất, quýt, dâu tây, quả mâm xôi, nho đỏ, vỏ cam quýt.

5. Một số thực phẩm khác

Người bị bệnh sỏi thận cần ăn kiêng một số sản phẩm từ sữa vì chúng có nhiều canxi như phomat và sữa chua. Đồ uống giàu oxalat bao gồm cà phê, bia, ca cao và nước chè. Socola, đậu phụ, mùi tây, hẹ, mầm lúa mì cũng cần ăn kiêng.

Thực phẩm, đồ uống giúp ích cho bệnh nhân sỏi thận 

1. Canxi

Ban đầu nhiều người nghĩ rằng sự gia tăng đáng kể mức tiêu thụ can-xi trong chế độ ăn uống sẽ làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Tuy nhiên, điều này giờ đây đã chứng minh là không chính xác.

Thực tế, Cung cấp các thực phẩm chứa can-xi chủ yếu là từ các sản phẩm chế biến từ sữa như phô mai, sữa và sữa chua, tôm, cua… giúp giảm nguy cơ hình thành sỏi thận.


Thực phẩm có chứa nhiều canxi 


2. Uống nhiều nước

Uống nhiều nước giúp thanh lọc cơ thể. Với những người bị sỏi thận, các chuyên gia y tế khuyên nên uống ít nhất 3 lít nước mỗi ngày. Điều này sẽ giúp thải lọc những viên sỏi nhỏ hoặc các chất dư thừa trong thận mà có thể hình thành sỏi. Tuy nhiên, biện pháp này không thích hợp với người mắc bệnh tim mạch.



Chủ Nhật, 14 tháng 2, 2016

Bệnh sỏi thận chớ coi thường

Bệnh sỏi thận thường gặp ở nam nhiều hơn nữ; lứa tuổi thường mắc là từ 35 – 55 tuổi. Đây là độ tuổi lao động chính trong gia đình và xã hội. Vì vậy, bệnh không chỉ làm giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân mà còn ảnh hưởng đến đời sống kinh tế gia đình và xã hội.

Sỏi thận được tạo thành từ các khoáng chất trong nước tiểu kết tủa. Ngoài việc gây đau đớn, khó chịu cho bệnh nhân trong cuộc sống, sỏi thận còn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến nhiều chức năng của cơ thể và cả tính mạng.


I. Những biến chứng nguy hiểm của sỏi thận gây ra như:



1.Tắc đường tiết niệu


Những viên sỏi nằm trong lòng đường tiểu như đài thận, bể thận, bàng quang đều có khả năng rơi vào niệu quản hoặc niệu đạo và gây ra tắc nghẽn. Khi sỏi còn nhỏ rất khó có thể phát hiện để chữa trị kịp thời vì thế đã tạo cơ hội cho sỏi rơi vào niệu quản và niệu đạo gây tắc đường tiểu. Khi đó hệ niệu đạo sẽ co bóp mạnh để tống sỏi ra ngoài điều này sẽ dẫn đến những cơn đau buốt.

Ngoài ra, sỏi còn gây ra hiện tượng ứ nước ở thận và niệu đạo. Nếu không được lấy ra kịp thời sau một thời gian dài thận bị ứ nước sẽ không thể phục hồi nữa và gây ra hiện tượng bí tiểu.



2. Nhiễm trùng


Viên sỏi với những cạnh sắc nhọn nằm lâu ngày trong hệ niệu đạo sẽ dễ gây nhiễm trùng cho bệnh nhân. Những biểu hiện thường gặp ở thể bệnh nhẹ như đau lưng, tiểu dắt, tiểu ra mủ, sốt cao. Nặng hơn có thể gây ra thận ứ mủ hoặc thận hóa mủ.

Nếu bệnh không được phát hiện sớm mà để tình trạng bệnh bị nhiễm trùng thì việc điều trị sẽ rất khó khăn.Chỉ khi nào tình trạng nhiễm trùng được thuyên giảm thì bệnh mới có thể được chữa trị một cách triệt để.


3. Suy thận cấp và mãn tính.


Đây là tình trạng vô cùng nguy hiểm có thể gây tử vong cho người bệnh khi cả hai quả thận đều xảy ra hiện tượng tắc dẫn đến vô niệu. Qúa trình ứ nước cộng với nhiễm trùng sẽ làm hủy hoại dần dần mô thận. Lúc này bệnh nhận sẽ cần được đưa đến các cơ sở y tế uy tín để chạy thận hàng tuần với một khoản chi phí khá lớn.


4. Vỡ thận


Vỡ thận xảy ra khi bị ứ quá nhiều nước trong khi vách thận mỏng. Tuy nhiên trường hợp này rất hiếm gặp.

Như vậy mới biết, biến chứng sỏi thận nguy hiểm như thế nào. Lời khuyên tốt nhất dành cho bệnh nhân vẫn là việc thăm khám phát hiện sớm bệnh để điều trị bệnh sỏi thận sớm.


II. Phương pháp điều trị sỏi thận



1.Những trường hợp nên điều trị bằng phẫu thuật


Với những sỏi có kích thước lớn hoặc đã có biến chứng như: đau quặn thận, ứ nước ở thận, giãn thận, thận nhiễm mủ, suy thận,… thì việc phẫu thuật là cần thiết. Ngày nay, ngoài phương pháp mổ mở, còn có nhiều phương pháp như: lấy sỏi thận qua da, phẫu thuật nội soi lấy sỏi,…giúp hạn chế những nhược điểm khi phẫu thuật. Tuy nhiên bệnh nhân vẫn không muốn điều trị bằng phương pháp này bởi vì phẫu thuật thường gây đau kéo dài, để lại một số biến chứng như bí tiểu, hẹp niệu quản, tổn thương thận, tốn kém chi phí, mất thời gian nằm viện, bệnh tái phát trở lại, đòi hỏi trang thiết bị hiện đại và trình độ chuyên môn cao của đội ngũ thầy thuốc,…


2.Trị sỏi thận đúng cách không cần phẫu thuật


Phẫu thuật là trường hợp bất đắc dĩ phải sử dụng, còn hầu hết bệnh nhân đều hy vọng và mong muốn có thể điều trị khỏi bệnh bằng thuốc.

Việc chữa sỏi thận bằng thuốc sẽ có hiệu quả với những sỏi nhỏ hoặc chưa có biến chứng. Khi đó, việc dùng các thuốc uống giúp tan sỏi sẽ thích hợp hơn cả bởi tính an toàn, tiện dụng, ít tốn kém và thích hợp với những người thể trạng yếu, người già,…

Các thuốc điều trị sỏi thận để có hiệu quả tốt nhất thì phải đáp ứng được
các yêu cầu sau: có tác dụng bào mòn sỏi nhanh, giãn cơ trơn để viên sỏi dễ dàng ra ngoài mà không gây ứ, tắc, không gây đau, chống viêm, kháng khuẩn để ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra, giảm đau.

Với các tác dụng trên thì các thuốc Đông Y có ưu thế vượt trội hơn so với các thuốc Tây Y cả về hiệu quả điều trị lẫn tính an toàn, có thể sử dụng lâu dài mà không gây ra tác dụng phụ có hại cho cơ thể.

Trong các thuốc điều trị sỏi thận hiện nay, THUỐC CỐM TRỊ SỎI THẬN SIRNAKARANG chứa tinh chất cao Kim Tiền Thảo có tác dụng làm ngưng sự gia tăng kích thước của sỏi, đồng thời nhanh chóng bào mòn sỏi theo cơ chế “nước chảy đá mòn”. Không những thế, SIRNAKARANG còn có tác dụng pha loãng dòng nước tiểu, lợi tiểu, giãn cơ trơn niệu quản giúp tống nhanh viên sỏi ra ngoài mà không gây ứ tắc hay gây đau. Mặt khác, SIRNAKARANG có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, giảm đau từ đó ngăn ngừa các biến chứng của sỏi thận.

Thứ Bảy, 13 tháng 2, 2016

Triệu chứng và cách điều trị bệnh sỏi thận

Triệu chứng và cách điều trị bệnh sỏi thận

Sỏi hình thành, di chuyển ở bất cứ vị trí nào trên đường đi của nước tiểu được gọi là sỏi thận, sỏi niệu quản hay sỏi bàng quang. 

Sỏi thận là sự lắng đọng những chất đáng lẽ có thể hòa tan trong nước tiểu, vì một lý do nào đó đã kết tinh, lắng đọng lại và tạo sỏi trong thận. Tùy thời gian, vị trí và độ lắng đọng mà kích thước sỏi lớn nhỏ khác nhau. Nước từ mạch máu ngấm qua tế bào thận, bài tiết nước tiểu qua ống thận vào lòng thận, theo ống bài tiết (niệu quản) xuống bàng quang và thoát ra ngoài. 

Sỏi hình thành, di chuyển ở bất cứ vị trí nào trên đường đi của nước tiểu và được gọi là sỏi thận, sỏi niệu quản hay sỏi bàng quang. Tuy nhiên, do cấu tạo của thận có nhiều ngóc ngách, khe kẽ mà độ lắng đọng lớn hơn khiến dễ bị sỏi hơn cả.

Quá trình hình thành sỏi không có triệu chứng rõ rệt nên bệnh nhân thường không nghĩ mình bị sỏi thận. Chỉ đến khi sỏi gây đau đớn hay đi tiểu ra sỏi mới biết. Bệnh sỏi thận là một bệnh phổ biến hiện nay, do thói quen ngồi nhiều, ngại uống nước, do uống thuốc, sữa bổ sung canxi... Để được chữa trị kịp thời, bệnh nhân nên đi khám ngay khi nhận thấy một trong các triệu chứng, dấu hiệu thận có sỏi.


Sỏi thận là sự lắng đọng những chất đáng lẽ có thể hòa tan trong nước tiểu, vì một lý do nào đó đã kết tinh, lắng đọng lại và tạo sỏi trong thận, tùy thời gian, vị trí và độ lắng đọng mà kích thước sỏi lớn nhỏ khác nhau.

Dưới đây là các triệu chứng của bệnh sỏi thận

Đau: Đau dữ dội, đau thường khởi phát từ các điểm niệu quản, lan dọc theo đường đi của niệu quản xuống phía gò mu, cũng có khi đau xuyên cả ra hông, lưng, có khi buồn nôn và nôn. Đau âm ỉ, gặp ở những trường hợp sỏi vừa và thậm chí lớn nhưng nằm ở vị trí bể thận.

Đái máu: Là biến chứng thường gặp của sỏi thận - tiết niệu, nhất là khi sỏi đang di chuyển bên trong niệu quản gây đau kèm đái máu.

Đái buốt, đái rắt, đái mủ: Khi có nhiễm khuẩn tiết niệu, nó tái phát nhiều lần, có thể đái ra sỏi

Sốt: Người bệnh sốt cao, rét run kèm theo triệu chứng đau hông, lưng, đái buốt, đái rắt, đái mủ là dấu hiệu của viêm thận - bể thận cấp.

Các dấu hiệu tắc nghẽn đường niệu: Đái tắc từng lúc hoặc hoàn toàn.


Đau âm ỉ, gặp ở những trường hợp sỏi vừa và thậm chí lớn nhưng nằm ở vị trí bể thận.

Cách điều trị sỏi thận

Với sỏi nhỏ, có thể uống nước nhiều, uống nước râu ngô hay thuốc lợi tiểu cũng như một số loại thuốc nam để kích thích bài tiết, sỏi cũng theo đó ra ngoài. Bệnh nhân cũng có thể được uống thuốc giãn cơ để niệu quản không co thắt, đồng thời uống thuốc lợi tiểu để sỏi ra ngoài.

Nếu sỏi đã quá lớn khi phát hiện hoặc điều trị nội khoa không có kết quả, bệnh nhân có thể được chỉ định ngoại khoa (mổ thận lấy sỏi, tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi qua da, tán sỏi nội soi, thậm chí làm ổ nội soi gắp sỏi).

Phòng bệnh sỏi thận

Ăn uống cân đối 4 nhóm thức ăn (bột, đường, mỡ, vitamin), không nên thiên lệch một loại thực phẩm, rau quả nào.

Uống nhiều nước (2 - 3 lít mỗi ngày), không uống dồn một lúc mà chia rải rác trong ngày.

Khi bị u xơ tiền liệt tuyến phải xử lý ngay.

Nếu bị dị dạng đường tiểu phải được phẫu thuật chỉnh hình.

Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ (nhất là với phụ nữ sau khi sinh), không dùng nước bẩn để vệ sinh cơ thể.

Thứ Sáu, 12 tháng 2, 2016

Phòng bệnh sỏi thận cho trẻ

Để giúp các mẹ tìm hiểu và nắm được biêu hiện và phòng tránh bệnh sỏi thận ở trẻ, các mẹ hãy cho trẻ ăn chế độ ăn nhạt, uống đầy đủ nước.

Thực tế, hiện nay nhiều bậc phụ huynh thường nghĩ rằng bệnh sỏi thận chỉ xuất hiện ở người lớn tuổi từ 35 và 60. Tuy nhiên trong những năm gần đây số trẻ em mỗi năm phải đến viện điều trị vì bệnh sỏi thận ngày càng tăng lên. Triệu chứng của trẻ bị bệnh sỏi thận thường đau lưng, có máu trong nước tiểu và buồn nôn hoặc nôn mửa.


1.Tại sao lại gia tăng tình trạng trẻ bị sỏi thận


Do chế độ ăn uống và lối sống hiện nay chính là thủ phạm có thể khiến trẻ bị nhiễm sỏi thận. Sỏi thận chỉ bắt đầu hình thành bởi các tinh thể từ một trong hai hóa chất quá mức là muối và canxi. Trẻ em ngày nay thường có thói quen không uống nhiều nước và cha mẹ cũng cho trẻ ăn một chế độ ăn uống nhiều muối, làm tăng canxi trong cơ quan bài tiết của trẻ.

Trên thực tế, bất cứ điều gì làm tăng lượng canxi trong nước tiểu sẽ làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Sỏi thận bao gồm oxalat canxi là phổ biến nhất và các loại đá hình thành khi oxalate, một sản phẩm phụ của các loại thực phẩm nhất định bao gồm chocolate, hoa quả và bơ đậu phộng, liên kết với canxi trong nước tiểu. Trẻ béo phì, thường có khả năng mắc bệnh sỏi thận cao hơn trẻ bình thường. 
Một gia đình có lịch sử bị sỏi thận cũng là một yếu tố hình thành bệnh ở trẻ.


Khi trẻ bị sỏi thận thường đau bụng, trẻ có thể buồn nôn và ói mửa cũng như có máu trong nước tiểu có thể nhìn thấy được bằng mắt thường. Ngoài ra, con bạn có thể trở nên nhợt nhạt và mồ hôi. Nếu con bạn trải nghiệm những triệu chứng này, xem bác sĩ nhi khoa hoặc đến phòng cấp cứu của bệnh viện địa phương để điều trị.

2.Các biện pháp tránh cho trẻ bị sỏi thận 

Để tránh cho trẻ bị sỏi thận, các mẹ hãy chắc chắn rằng con mình được uống đầy đủ lượng nước trong ngày. Hãy thường xuyên quan sát nước tiểu của trẻ sao cho nước tiểu của trẻ trong, không có màu vàng sẫm. Nước chính là nguồn dung môi hòa tan những chất dư thừa tích tụ trong hệ thống bài tiết của trẻ và khi thông qua hệ bài tiết, trẻ sẽ đẩy các chất cặn dư thừa ra bên ngoài thông qua đường tiểu.

Trong khẩu phần ăn của trẻ, các mẹ hãy hạn chế các thực phẩm có nồng độ muối cao, đặc biệt là hạn chế các dạng thực phẩm thuộc thức ăn nhanh bởi đôi khi những loại thức ăn này được đảm quản bởi rất nhiều muối. Lượng muối dư thừa lâu ngày sẽ tích tụ dưới thận trẻ và sẽ sinh ra sỏi thận.

Khi trẻ kêu đau bụng, ngay phía bên sườn và cơn đau bụng đó thường xuyên quay trở lại thì cha mẹ nên nghĩ đến khả năng con mình bị sỏi thận, đặc biệt là nếu gia đình có lịch sử bị bệnh sỏi thận. Lúc này, cha mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được can thiệp kịp thời.

Các mẹ cũng không thể tránh được lượng canxi có sẵn trong thức ăn dành cho trẻ, hơn nữa lượng canxi đó có thể tốt và cần thiết cho xương của trẻ phát triển khỏe mạnh. Chỉ cần các mẹ lưu ý sao cho lượng canxi trẻ hấp thu vào bên trong cơ thể trẻ dư thừa.